Người chủ doanh nghiệp luôn là người nắm rõ và cần giải quyết rất nhiều những vấn đề đau đầu. Chính vì vậy, có những nỗi đau mà chỉ có người chủ doanh nghiệp mới là người thấu hiểu rõ nhất.
Hiện nay - trong thời đại của sự cạnh tranh, người chủ doanh nghiệp không chỉ cần phải định hướng doanh nghiệp giữ vững mà còn phải theo kịp với xu thế để có thể giúp doanh nghiệp đi xa và vững mạnh hơn. Nhưng thực tế, nhiệm vụ này chưa bao giờ là điều dễ dàng bởi họ còn gặp phải rất nhiều những khó khăn mà đôi khi lao vào bế tắc. Sau đây là 6 nỗi đau lớn mà chúng tôi tin rằng nhiều chủ doanh nghiệp đang gặp phải.
Sếp ôm hết việc, nhân viên ngồi chơi
Nội bộ mỗi doanh nghiệp luôn muôn hình vạn trạng, tuy nhiên nhìn chung một vấn đề mà hầu như các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải chính là “Sếp ôm hết việc, nhân viên ngồi chơi”.
Thực tế hiện nay, sếp là người bận rộn nhất. Trong khi sếp đầu tắt mặt tối, gặp nhiều người để bàn bạc hợp đồng, về đến công ty thì một núi giấy tờ cần chờ xử lý. Chưa kể đến thời gian đánh giá, xây dựng mục tiêu phát triển cho cả doanh nghiệp và còn nhiều công việc khác để phải làm, trong khi đó nhân viên thì làm việc ngày đủ 8 tiếng và hoàn toàn nhỡn nhơ trước tình hình chung của doanh nghiệp. Nhiều chủ doanh nghiệp thắc mắc về việc thuê nhân viên về làm việc nhưng làm lại nhiều hơn nhân viên. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự sai lầm từ khâu tuyển dụng, mô tả công việc không rõ ràng, kỷ luật không nghiêm khắc, và KPI chưa có tính thúc đẩy.
Không có hệ thống kiểm tra, giám sát
Một nỗi đau khác mà không ít các sếp gặp phải chính là giao việc cho nhân viên nhưng không kiểm soát được và quên luôn công việc đã giao, đến lúc cần thì phải mất thêm thời gian để chờ xử lý và đôi lúc lại phải đích thân giải quyết những phát sinh không đáng có. Bên cạnh đó, việc làm của nhân viên hàng ngày không có hệ thống giám sát và ghi nhận, chỉ dựa trên báo cáo đôi khi không chính xác. Có thể thấy nguyên nhân xảy ra nỗi đau này là do chủ doanh nghiệp chưa có hệ thống kiểm tra, ghi nhận và giám sát rõ ràng.
Quy trình doanh nghiệp chưa mạch lạc còn chồng chéo quá nhiều
Về nỗi đau này cũng là chuyện có thể hiểu được, vì nếu một chủ doanh nghiệp ôm việc thì hoàn toàn không có thời gian để làm việc khác dẫn đến quy trình doanh nghiệp thường rơi vào tình trạng chấp vá, nhiều quy trình rắc rối đến nỗi phải liên quan đến nhiều phòng ban không cần thiết. Bên cạnh đó, nỗi đau này còn dẫn đến hiện trạng nhân viên rời công ty rất nhiều, cơ bản khi được chấp vá quy trình sẽ phát sinh thêm người thực thi – đôi khi người nhận được công việc chưa chắc đã có đủ chuyên môn để giải quyết, tạo nên việc nản với công việc.
Không có hệ thống đào tạo, đánh giá nhân sự
Lúc nào sếp cũng chật vật để chạy việc hàng ngày, và đương nhiên bận tối mắt tối mũi thì lấy đâu thời gian mà đào tạo nhân sự, còn nếu để thuê chuyên gia bên ngoài thì không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng thuê chuyên gia về để đào tạo. Có thể nhìn thấy rằng việc doanh nghiệp không đánh giá được nhân sự do không có quy trình kiểm tra, không có hệ thống KPIs dẫn đến không khen thưởng được nhân viên tốt, không xử phạt được nhân viên kém. Để giải quyết được những vấn đề này, chủ doanh nghiệp cần có những giải pháp triệt đề và tối ưu nhất.
Doanh nghiệp lãng phí quá nhiều chi phí cho việc mua phần mềm
Việc mua phần mềm để giúp nhà quản lý và nhân viên được hỗ trợ hơn trong công việc là điều cần thiết, tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp đang lãng phí tiền tỷ nhưng gặt hái lại được là mọi việc vẫn như cũ. Nhiều doanh nghiệp thì rời vào tình trạng quá nhiều phần mềm không liên kết với nhau, dẫn đến thao tác phức tạp khi cần sử dụng. Nguyên nhân phát sinh chính là việc các doanh nghiệp chưa hiểu biết sâu sắc về phần mềm và từ đó dẫn đến hiện trạng nhiều phần mềm tính năng trùng nhau – không có sự kết nối.
Những vấn đề trong đào tạo nhân sự
Người tài dứt áo ra đi là một hiện tượng không hiếm thấy ở nhiều doanh nghiệp, cũng là một trong những hiện trạng mà các chủ doanh nghiệp phải đau đàu. Thực trạng này xảy ra khi các mà tuyển dụng đang không có quy trình rõ rang cho việc thăng tiến hoặc phát triển của trong doanh nghiệp. Theo một cuộc phỏng vấn gần đây, nhiều nhân viên cho rằng chủ doanh nghiệp chưa có đánh giá định kỳ và cũng không có kế hoạch đào tạo cũng như phát triển nhân viên. Ở đây có thể thấy rằng, doanh nghiệp đang thiếu quy trình quản trị nhân sự.