Phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể ERP được đánh giá là giải pháp công nghệ thông tin hiệu quả, đáp ứng đầy đủ nhu cầu doanh nghiệp. Chính vì sự toàn diện nên quá trình triển khai dự án ERP thường phức tạp hơn các phần mềm thông thường.
I. Dự án ERP là gì?
Dự án ERP (Enterprise Resource Planning) là đề cập đến việc triển khai một hệ thống phần mềm tích hợp, mang lại sự tối ưu hóa và tổ chức cho các quy trình kinh doanh và hoạt động nội bộ của một tổ chức. Dự án ERP nhằm tạo ra một cơ sở thông tin chung để quản lý tất cả các phần tử tài nguyên và quy trình trong một doanh nghiệp.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp hiện đại đang gặp phải nhiều thách thức về quản lý thông tin, tăng cường hiệu suất và cải thiện tính cạnh tranh. Hệ thống phần mềm ERP được tạo ra để giải quyết những thách thức này bằng cách tối ưu hóa việc quản lý các tài nguyên và quy trình nội bộ trong toàn bộ doanh nghiệp.
Một hệ thống ERP tích hợp các chức năng và quy trình kinh doanh khác nhau như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý kho, quản lý khách hàng và quản lý sản xuất. Bằng cách kết hợp và tổ chức thông tin từ các phòng ban và quy trình khác nhau, ERP tạo ra một cơ sở dữ liệu chung và một giao diện người dùng duy nhất cho toàn bộ tổ chức.
II. Quy trình triển khai dự án ERP hiệu quả
Tùy vào từng doanh nghiệp mà sẽ có các bước triển khai dự án ERP khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các dự án sẽ có những bước thực hiện cơ bản sau:
Bước 1: Khảo sát và đánh giá hiện trạng
Nhà triển khai ERP cần cung cấp dịch vụ sẽ khảo sát: hệ thống hạ tầng, các nghiệp vụ, hồ sơ chứng từ, bảng biểu, báo cáo… từ đó xây dựng nên hồ sơ đánh giá hiện trạng làm căn cứ cho quá trình triển khai sau này. Từ thông tin khảo sát này, nhà cung cấp sẽ hiểu hơn về hoạt động của doanh nghiệp, còn doanh nghiệp sẽ biết được để triển khai giải pháp đó thì cần hoàn thiện nội dung gì.
Bước 2: Chuẩn hóa hạ tầng cơ sở
Trước khi tiến hành triển khai thì 2 bên đối tác cần thống nhất để chuẩn hóa hạ tầng cơ sở, thống nhất một số vấn đề như: chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ và tài liệu… Nhà cung cấp có thể đề xuất cải tạo, nâng cấp hệ thống hoặc tư vấn về những vấn đề liên quan đến quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 3: Hoạch định dự án triển khai ERP
Sau khi đã có 2 bước chuẩn bị nền tảng thì nhà triển khai ERP cùng doanh nghiệp sẽ cùng nhau hoạch định kế hoạch tổng thể như:
Lộ trình cụ thể về thời gian làm việc, nguồn nhân lực thực hiện dự án… Đây là cơ sở để quá trình triển khai dựa vào để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
Bước 4: Khởi động và vận hành dự án triển khai ERP
Khởi động và vận hành dự án triển khai ERP là quá trình chính và dài nhất. Trong đó, nhà cung cấp tiến hành khảo sát, thiết lập, chỉnh sửa hệ thống ERP và đào tạo để những người tham gia trực tiếp vào hệ thống có thể sử dụng được phần mềm.
Bước 5: Nghiệm thu dự án triển khai ERP
Thời gian triển khai hệ thống ERP cho mỗi doanh nghiệp là không giống nhau và cũng có thể thay đổi so với thời gian dự kiến ban đầu. Thường dự án ERP nghiệm thu khi hệ thống thiết kế đáp ứng được các nhu cầu nghiệp vụ mà doanh nghiệp đã đề ra. Các bộ phận sử dụng phần mềm thao tác tốt và lên được các báo cáo cần thiết.
Tuy nhiên, sau quá trình triển khai của bộ phận kỹ thuật thì trong quá trình sử dụng bộ phận bảo hành sẽ cùng hỗ trợ để hệ thống ERP được vận hành tốt.
III. Vai trò quan trọng của người quản lý dự án ERP
Khi bắt đầu triển khai hệ thống ERP các đơn vị cần thiết lập đội dự án.Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, nhóm dự án triển khai ERP có thể dao động từ 15 thành viên đến vài người. Các nhà quản lý dự án (Project Manager ) là người giàu kinh nghiệm sẽ chịu trách nghiệm cho toàn bộ dự án. Bên cạnh đó là xác định rõ vai trò và trách nhiệm ở thời điểm đầu dự án để đảm bảo ai sẽ là người đại diện và chịu trách nhiệm giải trình cho các chức năng chính.
Người quản lý sẽ xây dựng quy định dự án triển khai ERP để gắn trách nhiệm cho các nhân viên nội bộ và bên ngoài cho từng giai đoạn của dự án. Quy định sẽ xác định chính xác cách thức đưa ra quyết định, các vấn đề được giải quyết và những hoạt động được hoàn thành. Các thành viên trong nhóm dự án được phân công nhiệm vụ theo các điểm mạnh, mức độ kinh nghiệm.
Tóm lại, người quản lý dự án sẽ đảm nhiệm vai trò quan trọng trong suốt quá trình bao gồm lập kế hoạch, khởi đầu, thực hiện, giám sát và kết thúc. Công việc của họ có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô công ty, sự trưởng thành và văn hóa tổ chức. Mặc dù vậy, có một số trách nhiệm chung cho tất cả các quản lý dự án:
Xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án
Quản lý các bên liên quan của dự án, quản lý nguồn lực
Quản lý ngân sách, tiến độ và chất lượng dự án