SAI LẦM TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MÀ DOANH NGHIỆP CẦN TRÁNH.

Ngày nay, thương mại điện tử ngày càng bùng nổ và trở thành xu hướng thịnh hành mà hầu hết doanh nghiệp đều đã, đang và sẽ ứng dụng. Tuy nhiên, việc triển khai eCommerce vội vàng khi chưa thấu hiểu cặn kẽ sẽ dễ khiến doanh nghiệp mắc phải những sai lầm trong thương mại điện tử, khiến quá trình hoạt động không đạt kết quả tốt đẹp như mong muốn và mục tiêu đặt ra ban đầu.

Ở bài viết sau, sẽ đề cập chi tiết những sai lầm trong thương mại điện tử để các doanh nghiệp có thể xem xét và tránh xa nhé!

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (tức eCommerce hay Electronic Commerce) chính là hoạt động giao dịch sản phẩm – dịch vụ giữa doanh nghiệp với khách hàng trực tuyến trên Internet. Theo nghiên cứu của Statista, đến hết năm 2021, trên thế giới có khoảng 2.14 tỷ người đang mua sắm trực tuyến trên thương mại điện tử, trong khi con số này chỉ vào khoảng 1.66 tỷ người khi ở thống kê năm 2016. Có thể nói, thương mại điện tử chính là xu hướng toàn cầu và sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ trong những năm tới đây.

15 sai lầm trong thương mại điện tử mà doanh nghiệp cần tránh

Chất lượng nội dung kém

Sai lầm trong thương mại điện tử đầu tiên mà doanh nghiệp cần tránh chính là chất lượng nội dung kém, cung cấp thông tin sai, triển khai nội dung qua loa và thậm chí là sao chép Content từ những đối thủ khác trên thị trường. 

Với những nội dung kém chất lượng này, thuật toán của Google sẽ truy quét Website thương mại điện tử của doanh nghiệp và giảm khả năng tìm kiếm của người dùng. Từ đó, lưu lượng người dùng truy cập Website sẽ bị giảm nhanh chóng, dẫn đến quá trình chuyển đổi vào chốt giao dịch cũng kém hiệu quả.

Chính vì vậy, xây dựng Content eCommerce cho Website thương mại điện tử của mình là việc mà doanh nghiệp không thể nào bỏ qua nếu muốn hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của mình thành công.

Không tối ưu SEO

Tối ưu SEO cho Website thương mại điện tử cần được thực hiện ngay từ lúc mới bắt đầu, nếu không, đây sẽ là sai lầm trong thương mại điện tử gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp eCommerce.

Không tối ưu SEO, Website thương mại điện tử của doanh nghiệp sẽ không được các công cụ tìm kiếm như Google tìm thấy để thu thập các dữ liệu cần thiết và lập chỉ mục, dẫn đến việt Website của chúng ta cũng không được xếp hạng trên công cụ tìm kiếm này. Từ đó, người dùng sẽ khó và thậm chí là không thể tìm thấy chúng ta, dẫn đến việc mất đi một lượng lớn lưu lượng truy cập và chuyển đổi quan trọng.

Không tối ưu UX trên Mobile

Sai lầm trong thương mại điện tử tiếp theo mà doanh nghiệp cần tránh chính là không tối ưu UX trên Mobile. Ngày nay, việc sử dụng điện thoại thông minh để tham khảo và mua hàng trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Nếu người dùng Mobile truy cập Website thương mại điện tử với giao diện hiển thị và các thao tác hạn chế hợp so với Desktop, Laptop, họ sẽ cảm thấy thất vọng, thoát khỏi Website và không quay trở lại mua hàng với doanh nghiệp nữa.

Điều hướng Website kém

Sai lầm trong thương mại điện tử tiếp theo mà doanh nghiệp cần tránh chính là thiết kế điều hướng Website kém. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp không thể tiếp cận với các đối tượng người dùng có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng. 

Các Popup gây khó chịu

Một trong số những sai lầm thường gặp trong thương mại điện tử mà nhiều doanh nghiệp mắc phải chính là tạo nên các Popup gây khó chịu và lạm dụng chúng quá mức. 

Phần lớn khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu, bị làm phiền khi vừa truy cập link mua một sản phẩm này nhưng lại gặp ngay Popup của sản phẩm không liên quan khác và thậm chí còn không có nút thoát khỏi Popup. Lúc này, người dùng sẽ cảm thấy bản thân bị ép buộc mua hàng và ngay lập tức rời khỏi Website của doanh nghiệp.

Tập trung quá mức vào giao diện người dùng

Sai lầm trong thương mại điện tử tiếp theo mà doanh nghiệp cần tránh chính là tập trung quá mức vào giao diện người dùng. Không riêng gì lĩnh vực thương mại điện tử mà ở tất cả mọi ngành, doanh nghiệp luôn cần giao diện Website tốt với những slogan về thương hiệu hấp dẫn. Tuy nhiên, những điều này sẽ không giúp doanh nghiệp hoạt động dài lâu.

Triển khai ở các ngách đã bão hòa

Sai lầm trong thương mại điện tử tiếp theo mà doanh nghiệp cần tránh chính là triển khai ở các ngách đã bão hòa với các sản phẩm quá chung chung và giống nhau. Lúc này, khách hàng sẽ không còn quan tâm đến sản phẩm và doanh nghiệp nữa, dẫn đến doanh số tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng và không có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Thiếu kế hoạch thử nghiệm sản phẩm

Thiếu kế hoạch thử nghiệm sản phẩm cũng là một trong số những sai lầm thường gặp trong thương mại điện tử. Doanh nghiệp không chỉ kinh doanh một sản phẩm duy nhất nên nếu không có kế hoạch thử nghiệm sản phẩm, chúng ta sẽ khó xác định được các chiến lược, công cụ hỗ trợ triển khai cũng như những KPI cần đạt được sau một thời gian kinh doanh. 

Chỉ thử nghiệm sản phẩm một lần

Sai lầm trong thương mại điện tử tiếp theo mà doanh nghiệp cần tránh chính là việc chỉ thử nghiệm sản phẩm duy nhất một lần. 

Dựa theo bảng kế hoạch thử nghiệm sản phẩm, với những sản phẩm – dịch vụ không đạt KPI doanh thu, lợi nhuận, thông thường, sau một lần, doanh nghiệp sẽ có xu hướng từ bỏ và thay thế bằng hàng hóa khác có khả năng hơn. Việc này rất có thể sẽ khiến doanh nghiệp bỏ qua những tiềm năng chưa được khai thác hết của sản phẩm – dịch vụ đó.

Không điều chỉnh giá thực tế với giá quảng cáo của sản phẩm phù hợp

Không điều chỉnh giá thực tế của sản phẩm so với khi chạy các mẫu quảng cáo làm chúng khác xa nhau chính là một trong số những sai lầm thường gặp trong thương mại điện tử. Điều này sẽ khiến người dùng cảm thấy bị lừa dối và thất vọng về thương hiệu và lập tức thoát khỏi Website thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Thiếu chiến lược Marketing hiệu quả

Sai lầm trong thương mại điện tử tiếp theo mà doanh nghiệp cần tránh chính là thiếu chiến lược Marketing hiệu quả. Ngày nay, thương mại điện tử không chỉ đơn giản là bán hàng mà còn phải truyền thông mạnh mẽ nhằm thu hút, giữ chân khách hàng và có được vị thế cạnh tranh vững mạnh trên thị trường. 

Chính sách hoàn trả hàng hóa không rõ ràng

Không có chính sách hoàn trả hàng hóa rõ ràng chính là một trong số những sai lầm thường gặp trong thương mại điện tử. Điều này sẽ khiến thương hiệu trở nên không đáng tin cậy trong suy nghĩ của người dùng. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy phiền chán, thất vọng, mất lòng tin nơi thương hiệu và rời bỏ doanh nghiệp.

Dịch vụ khách hàng kém

Sai lầm trong thương mại điện tử tiếp theo mà doanh nghiệp cần tránh chính là dịch vụ khách hàng kém. Dù doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn hay nhỏ thì cũng cần đảm bảo dịch vụ khách hàng chất lượng  để hỗ trợ, chăm sóc, tạo mối quan hệ trung thành dài lâu và góp phần gợi nhắc khách hàng cũ quay trở lại mua sắm.

Làm mất lòng tin và lãng phí thời gian của khách hàng

Việc doanh nghiệp làm mất lòng tin và lãng phí thời gian của khách hàng trên các Website eCommerce thường xuyên diễn ra và đây cũng chính là ai lầm trong thương mại điện tử tiếp theo mà doanh nghiệp cần tránh. Đặc biệt, quy trình tùy chọn thanh toán và giao hàng rắc rối, khó khăn trong việc áp dụng coupon, voucher chính là vấn đề sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang mắc phải.

Phân bổ và quản lý các chi phí kém hiệu quả

Sai lầm trong thương mại điện tử cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng mà doanh nghiệp cần tránh chính là phân bổ và quản lý các chi phí kém hiệu quả.

Phân bổ và quản lý các chi phí kém hiệu quả là sai lầm trong thương mại điện tử

Nếu không có kế hoạch sử dụng chi phí rõ ràng, đúng mức theo từng hạng mục hoặc chiến lược, giai đoạn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt kinh phí, thậm chí là thua lỗ và ngừng hoạt động. 

Cách khắc phục 15 sai lầm trong thương mại điện tử 

Khắc phục chất lượng nội dung kém

Để khắc phục sai lầm này, sau khi nghiên cứu đối thủ và thị trường kinh doanh, xác định những thủ thuật cùng công cụ có thể áp dụng, doanh nghiệp cần tiến hành tối ưu toàn bộ Content bán hàng theo đúng nhu cầu của các đối tượng người dùng truy cập. Chúng ta cần mô tả sản phẩm – dịch vụ thật rõ ràng và hấp dẫn với đầy đủ nội dung chi tiết lẫn hình ảnh minh họa kèm theo. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể triển khai UI/UX ngay trên nội dung Website thương mại điện tử nhằm tối ưu trải nghiệm của khách hàng nhất.

Tiến hành tối ưu SEO

Doanh nghiệp cần thiết lập được các từ khóa SEO quan trọng và có liên quan nhất đến nội dung bài viết bán hàng, mà tối thiểu chính là sự hiện diện của các từ khóa này trong thẻ tiêu đề cho các trang. Với những từ khóa có mức độ tìm kiếm từ người dùng cao, chúng ta sẽ có thêm nhiều cơ hội tăng vị trí xếp hạng của thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm. 

Tiến hành tối ưu UX trên Mobile

Để có thể tối ưu UX trên Mobile hiệu quả, doanh nghiệp luôn cần đặt bản thân ở vị trí người dùng, tự kiểm tra cửa hàng trực tuyến của mình trên nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau. Từ đó, chúng ta để có thể thiết lập các kế hoạch, xây dựng các định hướng chính xác, rõ ràng và phối hợp với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp tối ưu trải nghiệm khách hàng trên Mobile tuyệt vời như khi họ mua sắm trên Website eCommerce như: xây dựng bố cục và thiết kế giao diện Website khóa học, thiết kế font, màu và hiệu ứng chữ bắt mắt, phù hợp, lập trình các thao tác của người dùng trên Website,…

Thiết kế điều hướng Website hiệu quả

Doanh nghiệp cần tiến hành thiết kế để điều hướng Website hiệu quả sẽ giúp khách hàng xem xét, lựa chọn, mua hàng dễ dàng và thuận tiện hơn. 

Trong đó quá trình thiết kế điều hướng Website, một số yếu tố quan trọng mà chúng ta cần lưu ý là: có những kế hoạch, định hướng sao cho tìm kiếm được những người mua với thị hiếu và mối quan tâm về nhãn hiệu cụ thể, xây dựng thêm nhiều Content hình ảnh hơn vì chúng sẽ nâng cao sự điều hướng cho Website hơn Content văn bản.

Tận dụng Popup hiệu quả

Để tận dụng Popup một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể thiết lập sao cho chúng sẽ xuất hiện sau vài phút kể từ lúc người dùng truy cập vào Website hoặc ngay sau khi họ hoàn tất giao dịch. Nội dung các Popup này cần gợi ý các sản phẩm liên quan hoặc sản phẩm bổ sung với món hàng mà khách đã mua. Đặc biệt, nội dung trên Popup có đề cập đến những khuyến mãi lớn sẽ càng thu hút khách hàng nhấp vào và điều hướng đến sản phẩm mà doanh nghiệp muốn bán cho họ.

Bên cạnh Popup, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng thông báo đẩy cho các thông báo về giao dịch hoặc các bản tin cập nhật nội dung Marketing đến người dùng trên Website thương mại điện tử.

Không chỉ tập trung vào mỗi giao diện người dùng

Doanh nghiệp không chỉ tập trung vào mỗi giao diện người dùng mà còn cần phát triển Website toàn diện với các chức năng hỗ trợ chủ đạo về sản phẩm, giá bán cũng như những chương trình khuyến mãi, giảm giá và quà tặng,… kèm theo. Tất cả những điều này mới là thứ giúp duy trì hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh Website thương mại điện tử nói riêng lâu dài cho doanh nghiệp.

Cẩn thận khi triển khai ở các ngách đã bão hòa

Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn kinh doanh ở các thị trường ngách, chúng ta cần đi sâu và chi tiết hóa thông tin, hình ảnh, chiến lược quảng bá, truyền thông cho từng sản phẩm mà chúng ta kinh doanh. 

Nhờ đó, khách hàng mới dễ dàng thấu hiểu và ưu tiên lựa chọn mua sắm với thương hiệu của doanh nghiệp nhiều hơn. Từ đó, tốc độ tăng trưởng, doanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ khác trên thị trường đều phát triển và mạnh mẽ vượt bậc.

Xây dựng kế hoạch thử nghiệm sản phẩm

Để có được bảng kế hoạch chi tiết, đầy đủ và hiệu quả, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu những cơ hội phát triển mạnh mẽ cho sản phẩm – dịch vụ của mình cũng như tính toán chính xác mức chi phí phải bỏ ra, mức doanh số, doanh thu và lợi nhuận có thể đạt được sau khi hoàn tất đợt bán hàng này.

Không chỉ thử nghiệm sản phẩm một lần

Để đảm bảo quá trình bán hàng trực tuyến đạt hiệu quả tối ưu, mỗi sản phẩm của doanh nghiệp phải được thử nghiệm 3-5 lần.Từ những thất bại ở các lần thử nghiệm đầu, chúng ta sẽ học hỏi và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá để những lần thử nghiệm sau có thể đạt được kết quả vượt trội hơn về doanh số và doanh thu bán hàng. 

Tiến hành điều chỉnh giá thực tế khớp với giá quảng cáo của sản phẩm

Doanh nghiệp cần đảm bảo đồng nhất mức giá thực tế và giá quảng cáo của sản phẩm – dịch vụ, tuyệt đối không đùa giỡn với lòng tin của người dùng. Lúc này, để có thể khiến cho cả phía khách hàng hài lòng cũng như không khiến doanh nghiệp tiêu tốn quá nhiều chi phí vì giảm giá sản phẩm, thu hút người mua trong những đợt chạy quảng cáo, chúng ta có thể thiết lập những mã giảm giá, coupon hay voucher với một số điều kiện nhất định. Lúc này, khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và không có cảm giác bị lừa dối.

Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả

Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả không những giúp doanh nghiệp quảng bá, truyền thông thật tốt sản phẩm – dịch vụ mà còn góp phần giữ chân khách hàng và đảm bảo danh tiếng thương hiệu thật vững mạnh.

Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả

Để xây dựng được chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần lưu ý đặt khách hàng của mình ở vị trí trung tâm và xác định rõ: thực trạng của doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu của chúng ta là ai, nhu cầu và mong muốn của họ đối với thương hiệu, các chiến thuật, công cụ Marketing nào phù hợp cho từng giai đoạn của chiến lược, các kênh Social Media nào mà khách hàng thường sử dụng, cân đối ngân sách và nguồn lực sao cho quá trình triển khai chiến lược thật hiệu quả,…

Thiết lập chính sách hoàn trả hàng hóa không rõ ràng

Khi thiết lập chính sách hoàn trả hàng hóa, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm mà mình kinh doanh trực tuyến sở hữu từng mã riêng biệt, dễ nhận dạng trên Website và chúng ta sẽ gửi mã này cùng biên nhận mua hàng qua Email của khách sau khi họ mua hàng. Nhờ đó, nếu xảy ra sự cố cần hoàn hàng thì quy trình cũng sẽ được chính xác, minh bạch và rõ ràng hơn rất nhiều.

Xây dựng tốt dịch vụ khách hàng

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, nếu người dùng gặp những khúc mắc hoặc doanh nghiệp có vấn đề về dịch vụ khách hàng, họ sẽ ngay lập tức chia sẻ rộng rãi lên các nền tảng Social Media, khiến danh tiếng thương hiệu ngày càng trở nên xấu đi. Ngược lại, dịch vụ khách hàng tốt không những góp phần tạo nên những khách hàng trung thành mà còn khiến họ hài lòng và thực hiện chiến dịch Marketing truyền miệng, nâng cao danh tiếng thương hiệu cho chúng ta.

Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tạo dựng lòng tin vững chắc cho họ

Có rất nhiều cách để doanh nghiệp giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, trong đó, chúng ta có thể đảm bảo thiết kế quy trình thanh toán và lựa chọn các đơn vị vận chuyển trên Website đơn giản nhất có thể. 

Không những vậy, chúng ta cũng cần thiết lập rõ ràng số lượng mã giảm giá, khuyến mãi cũng như cách thức áp dụng vào mức giá sản phẩm để khách hàng hoàn tất đơn hàng nhanh chóng với mức giá giảm như họ kỳ vọng. Từ đó, không những khách hàng cảm thấy tiết kiệm thời gian, công sức khi mua sắm trên Website thương mại điện tử của doanh nghiệp mà còn ngày càng tin tưởng vào sự minh bạch, rõ ràng trong thanh toán và vận chuyển, tiếp nhận sản phẩm cuối cùng.

Phân bổ và quản lý các chi phí thật hiệu quả

Để phân bổ và quản lý các chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo không chi tiêu vượt quá mức đã đặt ra trong toàn bộ giai đoạn của quá trình kinh doanh. Chúng ta cũng cần liên tục xem xét, kiểm tra và rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong việc phân bổ và quản lí kinh tế tài chính theo tuần, tháng, quý, năm. 

Kết luận

Việc thấu hiểu, tránh xa hoặc rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh eCommerce cải thiện quá trình hoạt động, đạt được kết quả vượt bậc về doanh số và doanh thu bán hàng. Chia sẻ vấn đề của doanh nghiệp bạn với ENMASYS để chúng tôi giúp bạn giải quyết nhanh chóng!  


Đăng nhập to leave a comment
BẢN CHẤT CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG KINH DOANH.