Mỗi phiên bản Odoo sẽ có những tính năng mới được cải thiện rất nhiều so với phiên bản cũ. Các doanh nghiệp nên cập nhật nền tảng Odoo khi có phiên bản mới, điều này đảm bảo được chất lượng và tránh xảy ra các rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp. Các bước nâng cấp hệ thống Odoo được gói gọn trong 3 bước nhưng doanh nghiệp cần được tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi rõ ràng.
3 lợi ích khi nâng cấp hệ thống Odoo
Bổ sung thêm mô-đun có tính năng mới
Ở bản nâng cấp, hệ thống Odoo sẽ được cung cấp các mô-đun với tính năng mới được cập nhật, phiên bản tối ưu và hiện đại nhất tại thời điểm hệ thống được nâng cấp. Các phiên bản Odoo được nâng cấp thường sẽ được cải tiến về giao diện thân thiện với người dùng, giúp người dùng dễ sử dụng hơn. Song theo đó, nền tảng Odoo trở nên linh hoạt hơn, có thể tích hợp với nhiều phần mềm thứ ba có liên quan bên ngoài.
Tốc độ vận hành mượt và nhanh
Đa số người dùng đều chú ý nhiều về tốc độ của hệ thống Odoo. Do đó, mỗi phiên bản cập nhật đều được tối ưu tốc độ vận hàng vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và trải . nghiệm của người dùng phần mềm. Không những vậy, nền tảng Odoo còn được cải thiện về mảng Front-end và Back-end.
Sửa lỗi và nâng cấp hỗ trợ từ Odoo
Đối với phiên bản Odoo mới thì các lỗi ở phiên bản cũ chắc chắn sẽ được sửa. Nhưng Odoo chỉ theo chính sách của Odoo thì hỗ trợ sửa đổi cho 3 phiên bản gần nhất, còn các phiên bản cũ hơn sẽ không được hỗ trợ sửa lỗi và nâng cấp. Do đó doanh nghiệp cần nâng cấp hệ thống Odoo để quản lý doanh nghiệp hiệu quả và bắt kịp xu hướng.
3 bước nâng cấp Odoo
1. Đánh giá hệ thống đang sử dụng
Trước khi nâng cấp hệ thống doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi dưới đây:
Doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống Odoo phiên bản nào
Odoo doanh nghiệp đang sử dụng có mô-đun tùy chỉnh hoặc kết nối với ứng dụng của bên thứ 3 không?
Phiên bản doanh nghiệp muốn nâng cấp lên là gì?
Giải pháp máy chủ doanh nghiệp đang sử dụng là giải pháp gì?
2. Phân tích hệ thống mới, lựa chọn tính năng, xác định các thay đổi cần thiết:
Đánh giá phiên bản Odoo mới có tác động như thế nào đến phiên bản doanh nghiệp đang sử dụng. Để tránh trùng lặp tính năng, doanh nghiệp cần đánh giá xem doanh nghiệp đã có tùy chỉnh và thêm tính năng mà phiên bản mới cung cấp hay chưa.
Việc phân tích hệ thống giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và xây dựng hệ thống mạch lạc, rõ ràng hơn. Bước này giúp doanh nghiệp tối giản phương án lựa chọn nhưng hiệu quả đáng kể.
3. Nâng cấp hệ thống, tùy chỉnh tính năng và mô-đun các bên thứ 3:
Sau khi đã xác định xong tất cả các việc cần làm thì doanh nghiệp sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống Odoo. Tóm lại các công việc nâng cấp gồm có: cập nhật các tính năng mới, tùy chỉnh tính năng và kết nối mô-đun với bên thứ 3 (nếu có)
Nâng cấp hệ thống Odoo cùng Enmasys với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm giúp doanh nghiệp nâng cấp nhanh chóng phần mềm Odoo. Enmasys là đối tác vàng của Odoo ở Việt Nam có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tính năng của phần mềm Odoo.