Được đánh giá là nền tảng ERP có mã nguồn mở tốt nhất trên thế giới với khả năng tùy biến, tích hợp và mở rộng không giới hạn, Odoo đang là nền tảng có nhiều người dùng nhất trên thế giới với con số lên đến hơn 7 triệu người. Hiện nay Odoo đang có 2 phiên bản là: Odoo Community và Odoo Enterprise, vậy phiên bản nào tốt hơn? Điểm khác biệt của nó? Các công ty tư vấn và triển khai Odoo nói gì về 2 phiên bản này? Tìm hiểu cùng Enmasys ngay.
Odoo ERP là gì?
Odoo ERP là một nền tảng mã nguồn mở cho phép doanh nghiệp quản lý tất cả các hoạt động vận hành và kinh doanh: CRM, sản xuất và kho vận, tài chính, thương mại điện tử,... Tất cả các tính năng của Odoo được xây dựng với dạng module (app) riêng biệt với mục tiêu phục vụ nhu cầu của mọi doanh nghiệp ở bất kỳ ngành nghề và lĩnh vực nào.
Theo khảo sát của G2 Odoo nằm trong top 10 phần mềm ERP tốt nhất phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp. Ngoài hơn 30 modules cốt lõi phục vụ hầu hết các hoạt động và quy trình, Odoo còn sở hữu hệ thống trên 30.000 apps được phát triển và đóng góp bởi cộng đồng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Chính điều này giúp Odoo trở thành một hệ thống linh hoạt, dễ chỉnh sửa hơn các hệ thống khác. Hiện nay Odoo còn có nhiều cộng đồng đông đảo, bạn có thể dễ dàng nhận được hỗ trợ từ các cộng đồng khi gặp vấn đề. Để tránh mất nhiều thời gian loay hoay khi gặp vấn đề, trước đó bạn nên liên hệ với công ty dịch vụ tư vấn và triển khai Odoo. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và có được phương án triển khai hiệu quả hơn nhờ vào kinh nghiệm của họ, tránh được những rủi ro không đáng có.
Điểm khác biệt giữa Odoo Community và Odoo Enterprise
Có 4 điểm khác biệt lớn nhất giữ Odoo Community và Odoo Enterprise như sau:
Chi phí
Modules/ tính năng
Khả năng hosting
Dịch vụ hỗ trợ, sửa lỗi và nâng cấp
Chi phí
Odoo ERP có mã nguồn mở nên Odoo Community cho phép doanh nghiệp có thể tải trực tiếp từ hệ thống Odoo xuống mà không cần tốn thêm bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, người dùng phải sở hữu đội ngũ có khả năng triển khai và duy trì ERP hoặc phối hợp với các đối tác của Odoo để thực hiện. Vì vậy nên doanh nghiệp không có kinh nghiệm cần phải tìm đến các công ty tư vấn và triển khai Odoo, họ sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn và tìm được các giải pháp triển khai, hỗ trợ và duy trì hệ thống giúp doanh nghiệp. Người dùng Odoo Community cũng có thể tải xuống các module/ app ở cửa hàng của Odoo nếu có nhu cầu và đương nhiên là phải trả phí cho các module/app họ sử dụng.
Đối với Odoo Enterprise, đây là phiên bản trả phí. Người dùng có thể tự do cài đặt các module/ app theo nhu cầu. Chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng ngắn gọn và cụ thể là:
Số lượng người dùng và apps: chi phí sẽ tính theo tháng và có thể trả theo năm
Chi phí hosting và dịch vụ triển khai doanh nghiệp lựa chọn
Nếu doanh nghiệp liên kết Odoo với bên thứ ba như các hệ thống vận chuyển, nền tảng eCommerce, email marketing, cũng sẽ tốn thêm chi phí
Tính năng/ Module
Cả hai đều cung cấp các modules cơ bản quan trọng cho người dùng. Tuy nhiên, với Odoo Enterprise thì gồm cả các modules cơ bản và nâng cao. Các modules nâng cao thường phục vụ riêng cho từng ngành nghề cụ thể. Cùng một số tính năng nổi bật của Odoo Enterprise như:
Đầy đủ tính năng kế toán
Kế toán, một công việc không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Tuy là cả hai phiên bản đều có module này nhưng phiên bản Odoo Community chỉ có thể tạo hoá đơn, quản lý thanh toán và lưu trữ báo giá, hợp đồng cơ bản. Trong khi đó, Odoo Enterprise lại có đầy đủ các tính năng liên quan đến tài chính kế toán. Người dùng có thể xem các báo cáo thống kê đầy đủ thông tin từ bảng cân đối kế toán, lợi nhuận, thua lỗ ngay trên một màn hình, điều mà Odoo Community không thể. Không những vậy, phiên bản này còn được lập trình tính năng AI từ Odoo 13 trở lên. Với tính năng này giúp tự động cân đối và phân bổ ngân sách thu chi.
Tính năng quản lý sản xuất nâng cao
Đây là một giải pháp cực kỳ thiết thực dành cho các doanh nghiệp sản xuất chỉ có ở Odoo Enterprise. Nếu module quản lý sản xuất của Odoo Community chỉ có thể lên kế hoạch quản lý hoạt động sản xuất dựa trên các số liệu có sẵn thì Odoo Enterprise cho phép người dùng có thể lên lịch trình sản xuất ngoài giờ dựa trên dự đoán nhu cầu cung cấp sản phẩm thị trường.
Tự động hóa quy trình vận hành hệ thống đa công ty (Multi-company)
Cả hai phiên bản đều có hiển thị đa công ty, thông tin trên từng trang hiển thị đều tập trung vào riêng công ty con đó như quản lý kho, khách hàng, nguồn cung và sản phẩm. Điểm khác biệt giữa Odoo Community và Odoo Enterprise là chỉ có phiên bản trả phí mới có thể tự động hóa. Ví dụ dễ hiểu, Công ty A mua sản phẩm của công ty B thì một đơn hàng bán sẽ được thiết lập tự động trong hệ thống của công ty B tương ứng với đơn hàng mua của công ty A. Ngược lại ở phiên bản Odoo Community thì việc này phải làm thủ công.
Khả năng tùy chỉnh của Odoo Studio
Công cụ Odoo Studio chỉ có trên phiên bản Odoo Enterprise. Công cụ hữu ích này giúp người dùng có thể tùy chỉnh hệ thống mà không cần kiến thức về IT. Đây là tính năng giúp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Tuy là vậy, Odoo Studio không thể thay thế lập trình viên hay tư vấn viên được. Hơn thế nữa, không thể kết hợp vừa chỉnh sửa code và chỉnh sửa trên Odoo Studio được. Việc tùy ý chỉnh sửa Odoo Studio và code trên Odoo có thể tạo ra nhiều lỗi trong khi sử dụng. Doanh nghiệp cần có một chuyên viên tư vấn và triển khai Odoo chuyên nghiệp để nhận được lời khuyên từ họ.
Bạn hoàn toàn có thể tạo các app trên phiên bản Odoo Community khi có đội ngũ IT mạnh hoặc đối tác vàng của Odoo như Enmasys chẳng hạn.
Hiệu quả hơn trong quản trị nhân sự
Một module rất nổi bật trong phiên bản Odoo Enterprise là module HR. Module HR có các tính năng nâng cao như: giới thiệu nhân viên, bảng lương, đánh giá nhân viên,... Bảng lương trên phiên bản này còn có thể tự động tạo bút toán. Những tính năng này được tạo ra để cải thiện hiệu quả cho việc quản trị nhân sự và chất lượng công việc của nhân viên.
UX/UI thân thiện
Khi sử dụng phiên bản Odoo Enterprise người dùng có thể dễ dàng linh động hơn khi sử dụng các module/ app. Với phiên bản trả phí này, người dùng còn có thể sử dụng trên cả máy tính và di động.
Hosting đa dạng
Đối với lựa chọn hosting, ở phiên bản Odoo Community cho phép bạn sử dụng hosting server của bạn hoặc bất kỳ bên đối tác thứ ba nào. Có 2 loại hosting phổ biến như sau:
Cơ sở dữ liệu vật lý: Sử dụng cơ sở dữ liệu có sẵn của bạn để hosting Odoo. Đây là phương án khá đắt và tốn kém. Các doanh nghiệp lớn muốn tự quản trị dữ liệu sẽ sử dụng phương án này để hosting. Việc quản lý cũng rất phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực lớn mạnh.
Cơ sở dữ liệu đám mây: sử dụng điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu.
Còn đối với Odoo Enterprise bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn:
Odoo SaaS (Odoo Online): Nền tảng đám mây phù hợp với những người dùng mới tiếp cận Odoo Enterprise. Đây là hệ thống thuộc quyền sở hữu của Odoo nên được bảo mật tuyệt đối. Tuy nhiên, khi hosting Odoo SaaS bạn sẽ không được chỉnh sửa hay tùy chỉnh module nào, bao gồm cả các module trên cửa hàng của Odoo.
Odoo.sh: Nền tảng điện toán đám mây cao cấp của Odoo tích hợp cùng Github. Người dùng sử dụng dịch vụ hosting này không cần quan tâm đến kỹ thuật hay kiến thức quản lý, duy trì hosting như các nền tảng khác. Hơn thế nữa, khi sử dụng dịch vụ này bạn còn có thể được các đối tác của Odoo trên toàn thế giới hỗ trợ, trong đó có cả Enmasys.
Trên đây là sự khác biệt về các chức năng của hai phiên bản Odoo Community và Odoo Enterprise. Còn một số chức năng khác biệt nữa, nếu bạn muốn biết hãy theo dõi Enmasys để biết thêm nhiều điều thú vị khác của hệ thống Odoo. Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy lo lắng khi lần đầu triển khai hệ thống Odoo thì hãy tìm ngay công ty tư vấn dịch vụ và triển khai Odoo uy tín, trách nhiệm, nhiều kinh nghiệm. Đội ngũ Enmasys luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp bạn triển khai, song theo đó chúng tôi cũng sẽ đồng hành với doanh nghiệp của bạn để phát triển trong thời gian dài.