Cùng với cuộc cách mạng công nghệ, những lợi ích số hóa đem lại cho doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển đổi số thành công có khả năng tối ưu chi phí cao hơn 35% so với phương pháp kinh doanh truyền thống. Dưới đây là những xu hướng chuyển đổi số trong nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp mà doanh nghiệp cần nắm bắt để tận dụng cơ hội chuyển dịch, tăng trưởng quy mô nhanh chóng.
I. Thực trạng chuyển đổi số ngành nông nghiệp
Tương tự như những ngành nghề kinh tế khác, nông nghiệp không nằm ngoài làn sóng chuyển đổi số. Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong nông nghiệp được hiểu là việc doanh nghiệp, tổ chức đưa ra những giải pháp công nghệ đột phá. Từ đó người sản xuất tiết kiệm nhiều thời gian, công sức mà vẫn tạo ra những sản phẩm có giá trị cao dựa trên quy trình tự động hóa, hiện đại hóa.
Chuyển đổi số nông nghiệp có mục tiêu xây dựng hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”. Đồng thời, các doanh nghiệp chú trọng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nông nghiệp thông minh, chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế mới.
Tổng quan chung về thực trạng chuyển đổi số hiên nay
Hiện nay, chuyển đổi số đang hỗ trợ kết nối 9 triệu hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, thương mại. Nó giúp hộ nông dân nuôi trồng tiếp cận với 100 triệu người tiêu dùng trong cả nước, thậm chí là hàng tỷ người tiêu dùng khắp thế giới. Đây là cơ hội thay đổi hoàn toàn mô hình sản xuất nhỏ lẻ, thủ công thiếu liên kết và vô cùng vất vả của nền nông nghiệp nước ta.
Thấu hiểu thời cơ và tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định mục tiêu chuyển đổi là thúc đẩy nông dân, doanh nghiệp tham gia ứng dụng công nghệ tích cực. Bộ cùng khuyến khích những người lãnh đạo tham gia học hỏi quản lý, giám sát mọi công đoạn sản xuất từ xa.
II. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất và canh tác nông nghiệp
1. IoT và các bộ cảm biến trực tiếp tại nông trại
IoT được nhiều nước phát triển tận dụng hiệu quả để phục vụ hoạt động theo dõi quá trình tăng trưởng của cây trồng, vật nuôi. Tại Việt Nam, tuy rằng IoT chưa được áp dụng phổ biến do hạn chế về chi phí, cơ sở tầng nhưng công nghệ này vẫn là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Các bộ cảm biến sẽ được thiết lập ngay trên các cánh đồng, khu chăn nuôi,… Kết hợp với công nghệ nhận dạng hình ảnh, nó giúp người nông dân theo tình trạng cây trồng, con giống mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, hệ thống kết nối với các thiết bị có thể tự động tưới nước, cung cấp thêm dưỡng chất hoặc thông gió, thoáng khí trang trại theo sự điều khiển của con người.
2. Máy bay không người lái giám sát trên cao
Máy bay không người lái là công cụ thường thấy trong canh tác nông nghiệp ở các nước châu Mỹ và châu Âu. Nó được sử dụng vào mục đích giám sát cây trồng, sản xuất hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất, phân tích và mô hình hóa diện tích cây trồng hợp lý.
Mặt khác, máy bay không người lái cũng hữu ích khi thực hiện công việc phun thuốc từ trên cao. Cách làm này giúp nâng cao hiệu suất vượt bật so với các thiết bị khác.
Từ thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, các chuyên gia dự báo đến năm 2030, ngành nông nghiệp nước ta cũng sẽ sử dụng những thiết bị tương tự để gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp.
3. Canh tác và robotics
Robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp đem lại sản lượng cao và thời gian hoàn thiện nhanh hơn. Những robot đảm nhận nhiều vụ xịt thuốc hay làm cỏ được cho thấy khả năng giảm lượng hoá chất dư thùa đến 90% nhờ công nghệ tính toán hàm lượng , số lượng chính xác.
Một số công ty đang thử nghiệm hướng dẫn robot bằng laser và camera để nhận dạng, phân loại tạp chất cần loại bỏ như cỏ dại mà không cần sự can thiệp của con người. Các công ty khác lại tạo ra robot trồng cây để thay thế các phương pháp canh tác truyền thống kém hiệu quả. Sau cùng, robot còn được thử nghiệm trong việc thu hoạch trái cây, phân tách hạt.
4. Học máy và phân tích
Những kỹ thuật chuyển đổi số trong nông nghiệp sáng tạo nhất là sử dụng máy học, các phân tích dữ liệu để ứng dụng vào tương lai. Các dự báo tập trung nghiên cứu đặc điểm và loại gen cây trồng phù hợp với loại khí hậu, loại đất trồng nào, từ đó áp dụng vào thực tế.
Trong những năm gần đây, học máy và phân tích được ứng dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, người tiến hành phân tích không phải nông dân mà từ các viện nghiên cứu nông nghiệp. Họ sẽ đưa ra mô hình để người nông dân áp dụng tối ưu nhất.
IV. Doanh nghiệp thuộc nông nghiệp nên chuyển đổi số công tác quản trị như thế nào?
Không chỉ ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất, nuôi trồng, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp còn cần chuyển đổi số trong hệ thống quản trị doanh nghiệp. Để chuyển đổi trong quản trị doanh nghiệp một cách toàn diện, doanh nghiệp phải ưu tiên tăng hiệu quả điều hành, tối ưu chi phí, năng suất tại các bộ phận back office bao gồm:
1. Ưu tiên chuyển đổi số hệ thống tài chính- kế toán
Chuyển đổi số trong công tác tài chính kế toán giúp nhà quản lý nắm được thông tin tài chính từ chi phí, doanh số, lợi nhuận đến các thông tin về tài sản, kho,… Sự linh hoạt giúp kế toán viên làm việc trên liên thông dữ liệu với hệ thống CRM, quản lý bán hàng tại các cửa hàng, chi nhánh. Đồng thời, doanh nghiệp dễ dàng kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng… Phần mềm kế toán online cho phép lưu trưc mọi dữ liệu kế toán, tài chính trên nền tảng cloud an toàn và bảo mật.
2. Chuyển đổi số trong công tác tuyển dụng, quản lý nguồn nhân lực
Doanh nghiệp chuyển đổi số có thể tự động hóa quy trình tuyển dụng, quản lý hồ sơ ứng tuyển, hoàn tất thủ tục hợp đồng lao động, lưu trữ hồ sơ nhân sự một cách khoa học. Việc tính lương và kê khai bảo hiểm xã hội, đánh giá khen thưởng nhân viên cũng diễn ra đồng bộ trên một nền tảng. Số hóa mọi quy trình và dữ liệu trong quản trị nhân sự giúp việc tìm kiếm nhân tài, giữ chân nhân viên và sử dụng nguồn lực hiệu quả.
3. Chuyển đổi số bán hàng, Phát triển chuỗi cửa hàng và gian hàng online
Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tới tay người tiêu dùng cần quản lý thông tin bán hàng trên môi trường số. Từ thông tin tồn kho, dữ liệu khách hàng, tỷ lệ doanh thu – chi phí – lợi nhuận hay quản lý các kênh bán hàng online như sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp lớn cũng chuyển đổi số trong Marketing, quản trị khách hàng, quản trị công việc….