Các bước triển khai phần mềm ERP cho ngành bao bì.

Sau những kinh nghiệm có được từ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã quyết định tập trung đầu tư giải pháp ERP cho ngành bao bì với mục tiêu chuyển đổi số. Dưới đây là các bước triển khai mà doanh nghiệp cần cân nhắc.

Các bước triển khai giải pháp ERP cho ngành bao bì

Sau khi ký hợp đồng triển khai giải pháp ERP với đơn vị phát triển phần mềm thì các bước triển khai giải pháp ERP cho ngành bao bì thường sẽ được thực hiện như sau:

  • Khảo sát

Bước khảo sát khi triển khai hệ thống ERP đặc biệt quan trọng. Thông thường đội dự án của nhà cung cấp phần mềm sẽ xuống khảo sát các quy trình vận hành và làm việc trực tiếp với từng bộ phận trong doanh nghiệp để lắng nghe yêu cầu từ khách hàng và tư vấn cho khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp trong ngành xây dựng và nhà cung cấp cần có sự làm việc và bàn bạc chi tiết và chính xác mọi vấn đề để tiết kiệm thời gia trước khi áp dụng giải pháp.

  • Phân tích thiết kế

Khâu phân tích thiết kế hệ thống là bước tiếp theo sau khảo sát. Sau bước này đội dự án sẽ viết tài liệu URD mô tả chi tiết các chức năng cần có cho từng module phần mềm đáp ứng các yêu cầu công việc của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Tài liệu này sẽ được đội dự án 2 bên thống nhất trước khi đưa sang bộ phận lập trình.

  • Lập trình hệ thống

Dựa vào tài liệu URD đội lập trình sẽ thiết kế các chức năng phù hợp. Thời gian thiết kế sẽ phụ thuộc vào các chức năng cần thiết có trong phần mềm.

  • Test hệ thống

Sau khi đội lập trình hoàn thiện các chức năng thì đội test của đơn vị phần mềm sẽ test các chức năng, tìm kiếm các lỗi, nếu quá trình test không còn lỗi thì phần mềm sẽ được chuyển giao sang khách hàng.

  • Vận hành thử (Golive)

Sau khi hoàn thành cấu hình, doanh nghiệp cần phải chuyển sang giai đoạn thử nghiệm để có thể đảm bảo rằng mọi thứ đang hoạt động bình thường.

Đơn vị CNTT sẽ cử nhân sự để đào tạo các key user sử dụng và vận hành hệ thống. Kiểm tra và vận hành thử là một phần quan trọng của quá trình triển khai ERP vì nó sẽ cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc về hiệu suất của hệ thống và giúp thực hiện một quá trình chuyển đổi suôn sẻ.

Để quá trình triển khai ERP thực sự thành công, nhà quản lý và điều hành cần phải liên tục giám sát và kiểm tra chất lược và độ hiệu quả khi đưa giải pháp công nghệ này vào thực tế. Từ đó, khi cần thiết, doanh nghiệp và nhà cung cấp có thể có những điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu sản xuất kinh doanh thực.

  • Nghiệm thu hệ thống

Sau thời gian vận hành nếu quy trình không gặp bất kỳ trục trặc gì thì đơn vị phần mềm và doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiệm thu và kết thúc dự án.

Bí quyết “vàng” để gia tăng tỷ lệ triển khai thành công phần mềm ERP cho ngành bao bì?

Nhà cung cấp giải pháp uy tín chiếm tới 80% tỷ lệ triển khai thành công phần mềm ERP. Bởi họ là nguồn lực chủ yếu trong việc xây dựng và phát triển giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp. Họ là người sẽ trực tiếp làm việc với các đơn vị bắt đầu từ khâu tư vấn, khảo sát đến khi triển khai và đi vào sử dụng. Một nhà cung cấp chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và kỹ năng sẽ đem đến rất nhiều lợi thế cho mỗi công ty khi lựa chọn triển khai ERP.

Các chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp có thể thực hiện, đề xuất các phương án tốt nhất trong phạm vi lĩnh vực của doanh nghiệp. Đồng thời giám sát tất cả các yếu tố quan trọng đầu vào giúp việc triển khai ERP của doanh nghiệp thành công.

Mặc dù phí tư vấn từ một chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm có thể cao hơn, nhưng những bí quyết từ họ có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí nhất có thể trong tương lai.


Đâu là nhà cung cấp ERP cho ngành bao bì hàng đầu hiện nay?

  Giải pháp ERP cho ngành bao bì được  cung cấp không chỉ được thiết kế, phát triển chuyên sâu mà đã được tích lũy nhiều tri thức và mô hình quản trị thành công của nhiều doanh nghiệp lớn, tiêu biểu trong ngành. Giải pháp được  đúc rút sau quá trình nghiên cứu sâu trong các mảng bao bì như: Bao bì carton, bao bì nhựa, thủy tinh, sắt, bao bì dệt…

Phần mềm ERP của triển khai có thể tích hợp với các giải pháp công nghệ thông minh khác như: MES, DMS, CRM, HRM. Như vậy những vấn đề cần hoạch định trong doanh nghiệp đều trở nên linh động hơn và có kết nối với nhau. Từ đó dữ liệu được liên kết chặt chẽ hơn và có tính hệ thống, giảm tối đa sai sót có trong những khâu rời rạc. Công việc người quản lý vì thế mà đơn giản hơn, cũng như giảm thiểu thời gian chết trong quá trình chờ đợi dữ liệu ở mỗi khâu.

Đăng nhập to leave a comment
Các chức năng có trong phần mềm ERP dành cho ngành dược phẩm.