CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ YẾU TỐ SỐNG CÒN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
Hiện nay, việc chuyển đổi số đối với doanh nghiệp dệt may là yếu tố sống còn. Với những biến động của nguồn nhân lực ngành này thì lao động giá rẻ không còn là ưu thế của sản xuất.

 Ngành dệt may Việt Nam mỗi năm xuất khẩu trị giá hơn 40 tỷ USD, trong đó TP.HCM chiếm hơn 35% kim ngạch xuất khẩu. Ngành này sử dụng 3 triệu lao động. Thách thức lớn nhất của ngành dệt may là biến động về nhân lực và cạnh tranh khốc liệt về giá thành. Trước khó khăn này, nhiều doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM đã đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm lao động và tăng năng suất lao động.

I. Sự thay đổi của các doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi số ngành dệt may và thời trang


-        Trước đây, Công ty Cổ phần may Hòa Bình có gần 1.500 lao động. Mỗi năm, đến dịp lễ, Tết là doanh nghiệp rất lo về biến động lao, nhưng nay thì doanh nghiệp đã có thể chủ động được sản xuất. Đó là nhờ sau 3 năm chuyển đổi số, doanh nghiệp này đã giảm hơn 40% lao động, nhưng năng suất tăng khoảng 15%, giảm được nhiều chi phí sản xuất.

-        Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhiều nhà máy, doanh nghiệp ở TP.HCM. Hiện nay, Vinatex đang triển khai giai đoạn 2 của chuyển đổi số, đó là doanh nghiệp dựa trên nền tảng số để xử lý thông tin. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm soát từ khâu sản xuất đến bán hàng, từ cung ứng đến tồn kho, từ giá cả thị trường đến đầu vào và đầu ra…

"Chúng tôi đã sử dụng đã xây dựng một hệ thống chuyển đổi số dùng chung phần mềm. Tập đoàn sử dụng phần mền này để quản trị tất cả các doanh nghiệp trong hệ thống của tập đoàn. Chúng tôi có thể kiểm soát trực tuyến về năng suất, về lao động, xử lý hàng tồn kho, giá trị hàng hóa trên cả thị trường  giúp cho các doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mình"

II. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mong muốn chuyển đổi số và rất cần hổ trợ


Theo khảo sát của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thì có hơn 80% doanh nghiệp trong ngành dệt may mong muốn chuyển đổi số để tăng hiệu suất làm việc và giảm chi phí quản lý... Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để chuyển đổi, nhất là doanh nghiệp nhỏ, vì khó khăn về vốn và nhân lực. Việc chuyển đổi  đòi hỏi thiết bị, máy móc của các dây chuyền sản xuất phải đồng bộ, tương thích hệ thống phần mềm quản trị. Doanh nghiệp không thể đầu tư chắp vá

-        Công ty Vải sợi Thái Thành có hơn 100 lao động, sau đợt dịch bệnh chỉ có hơn 50% lao động trở lại làm việc. Doanh nghiệp này đang sản xuất, vận hành theo kiểu cũ nên bị động, phụ thuộc vào lao động, năng suất chưa cao.

-        Công ty Vải sợi Thái Thành rất muốn chuyển đổi số nhưng khó về  vốn và nhân lực nên bước đầu chỉ mới số hóa dữ liệu của một số khâu.

Trước khó khăn này, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng đã kết nối với các công ty cung cấp các phần mềm giải pháp quản trị để có thể hỗ trợ hướng dẫn, tập huấn và xây dựng những gói phần mềm phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký, Trưởng Văn phòng đại diện Vitas tại TP.HCM cho biết thêm: "Để hỗ trợ doanh nghiệp, chúng tôi hợp tác với Hiệp hội cho thuê Tài chính nếu có dự án chuyển đổi xanh hoặc chuyển đổi số mà khả thi thì chúng tôi sẽ làm việc với ngân hàng để họ có thể duyệt được dự án. Hiệp hội Tài chính sẽ mua máy móc đó cho doanh nghiệp chuyển đổi số để tại doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp thuê máy đó và sẽ trả tiền hàng tháng cho đến lúc hết khấu hao".

III. Giải pháp ERP toàn diện và lợi ích của nó mang lại cho ngành dệt may và thời trang

-        Trong số những giải pháp chuyển đổi số, Hệ thống Quản lý Doanh nghiệp (ERP) đã nổi lên như một công cụ quan trọng, giúp doanh nghiệp dệt may TP.HCM tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý tồn kho, và tăng cường tương tác với khách hàng. ERP không chỉ là một phần mềm, mà là một hệ thống tích hợp giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, tạo ra sự thông tin liên tục và chính xác.

-        Chuyển đổi sang hệ thống ERP mang lại nhiều lợi ích quyết định cho doanh nghiệp dệt may. Đầu tiên, tối ưu hóa quy trình sản xuất giúp giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu suất lao động. Thứ hai, quản lý tồn kho thông minh giúp đảm bảo rằng nguyên liệu luôn sẵn sàng khi cần và giảm thiểu rủi ro thiếu hụt. Cuối cùng, tăng cường tương tác với khách hàng qua hệ thống ERP giúp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và đáng tin cậy.

-        Chuyển đổi số không chỉ là một chiến lược ngắn hạn mà còn là một đầu tư cho tương lai của doanh nghiệp dệt may TP.HCM. Việc sở hữu một hệ thống ERP mạnh mẽ không chỉ giúp đảm bảo sự linh hoạt và nhanh nhạy trong môi trường kinh doanh biến động mà còn là chìa khóa để mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững và hiệu quả.

IV. Tổng quan về chuyển đối số đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Hiện nay, việc chuyển đổi số đối với doanh nghiệp dệt may là yêu cầu sống còn. Với những biến động của nguồn nhân lực ngành này thì lao động giá rẻ không còn là ưu thế của sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt ở thị trường xuất khẩu về giá thành và năng suất lao động. Nhiều doanh nghiệp dệt may của TP.HCM thấy rõ yêu cầu bức bách này và rất cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, chuyển đổi số thông qua hệ thống ERP không chỉ là sự cần thiết mà còn là quyết định chiến lược quan trọng. Đối với doanh nghiệp dệt may TP.HCM, đây không chỉ là một cơ hội để tồn tại, mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho sự phát triển và thịnh vượng trong tương lai. Hãy bắt đầu chuyển đổi số ngay hôm nay để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn không chỉ sống còn mà còn trỗi dậy mạnh mẽ./.

Đăng nhập to leave a comment
LÝ DO CHO THẤY DOANH NGHIỆP DỆT MAY, THỜI TRANG CỦA BẠN CẦN 1 HỆ THỐNG ERP