CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH BÁN LẺ: XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc các doanh nghiệp của các ngành nghề khác nhau sử dụng nền tảng của họ để số hóa việc kinh doanh đang trở nên phổ biến. Điều tương tự cũng xảy ra với ngành bán lẻ, việc chuyển đổi số ngành bán lẻ đang trở nên cấp thiết bởi đại dịch gây ảnh hưởng trầm trọng tới kinh tế toàn cầu.


Vậy, trên thế giới hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ thích ứng như thế nào với thời đại mới? Xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ của họ trong tương lai sẽ ra sao?

Cùng đọc và tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tổng quan về ngành bán lẻ và chuyển đổi số ngành bán lẻ hiện nay

Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì?

Chuyển đổi số ngành bán lẻ là việc doanh nghiệp chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng sang hướng mô hình kinh doanh tập trung vào khách hàng của mình, dựa vào những dữ liệu theo chuỗi kỹ thuật số. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn, chuyển đổi số ngành bán lẻ chính là việc doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi phương thức bán hàng, vận hành và kiểm soát, quản lý từ hình thức bán hàng truyền thống sang hình thức mới là ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số hiện đại và tập trung sâu vào trải nghiệm của khách hàng.

Thực trạng của người dùng và công nghệ trên thế giới

Chuyển đổi số đang có tác động lớn nhất đến ngành bán lẻ. Trong năm qua, doanh thu bán lẻ trên Internet đã tăng 18%, tức hơn 27 tỷ USD. Những biến động trong ngành bán lẻ chịu tác động trực tiếp bởi nhiều yếu tố khác. Ví dụ, sự tăng trưởng của doanh số bán hàng trực tuyến bị ảnh hưởng bởi các hạn chế về nhập khẩu hàng hóa miễn thuế, cạnh tranh về giá, tình hình kinh tế chung và tình hình tài chính của người mua sắm. Ngoài ra, động lực lớn nhất khiến quá trình chuyển đổi số ngành bán lẻ xảy ra chính là nhờ đại dịch Covid-19 và xu hướng người tiêu dùng mua hàng online tăng dần qua năm tháng.


Các doanh nghiệp cần hiểu rằng cùng với sự tăng trưởng của doanh số bán hàng trực tuyến, yêu cầu của người dùng đối với các dịch vụ trực tuyến cũng sẽ tăng theo. Theo một nghiên cứu của AppDynamics, 70% người tiêu dùng thừa nhận rằng họ chưa sẵn sàng đối mặt với các vấn đề trong hoạt động của các ứng dụng trực tuyến, như họ đã làm cách đây 2 năm. Ngày nay, khách hàng dựa vào tốc độ và sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến, cũng như việc cung cấp các ưu đãi hoặc khuyến mãi từ các thương hiệu. Theo nghiên cứu, 70% người tiêu dùng muốn trải nghiệm của họ trên nền tảng online được cá nhân hóa hơn.

Thực trạng của người dùng và công nghệ tại Việt Nam

Trong năm 2020: Theo nghiên cứu của Vinasa, tại Việt Nam, hơn 92% doanh nghiệp đã quan tâm và ngày càng ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, ít hơn 10% trong số những doanh nghiệp này thành công và có thể đem lại những lợi ích quan trọng cho mình.

Trong năm 2021: Hầu hết doanh nghiệp đều triển khai các phần mềm, ứng dụng những giải pháp và hoạt động quản lý bán hàng online, bán hàng đa kênh và quản trị các kênh phân phối. Chi tiết như sau:

– Hàng trăm nghìn doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh tư dân tại Việt Nam đang kinh doanh trực tiếp theo hướng eCommerce (bán hàng trên các sàn thương mại điện tử).

– Hàng trăm nghìn doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam đang triển khai các phần mềm hỗ trợ cho hoạt động bán hàng, kiểm soát đa kênh phân phối,…

– Hơn 20% chi phí quảng cáo của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam đổ vào các kênh Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số) như Google, Facebook, TikTok,…

– Khoảng 60% doanh nghiệp tại Việt Nam đang sử dụng các phần mềm kế toán hiện đại.

– Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam đều đăng ký chữ ký số.

Lợi ích của chuyển đổi số ngành bán lẻ

Tạo trải nghiệm khách hàng tối ưu với công nghệ tiên tiến

Việc chuyển đổi số ngành bán lẻ nên diễn ra ngay cả khi khách hàng đến trực tiếp cửa hàng của bạn. Ví dụ như IKEA, tại đây, khách hàng có thể xem trực tiếp các phòng đầy đủ tiện nghi với sản phẩm của họ. Theo Pelle, tất cả nhân viên của cửa hàng sẽ đều sử dụng một chiếc máy tính bảng để tư vấn bán hàng trong vài năm tới: “Bằng cách này, họ có thể ngay lập tức xem liệu một sản phẩm cụ thể có còn hàng hay không. Điều này có thể được thực hiện bằng một loại nhãn dán được gọi là thẻ RFID (Nhận dạng tần số vô tuyến). Bằng cách này, bạn đưa nhãn dán vào sản phẩm để nó có thể được quét ngay lập tức.”


Tuy nhiên, hệ thống RFID không thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm: “Vấn đề là các nhãn này khá đắt. Nếu bạn dán nó trên một gói bơ, nó không mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, cách này phù hợp đối với quần áo, đặc biệt nếu bạn kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng. Điển hình là G-Star đi đầu trong lĩnh vực này và đã có thể gắn thẻ RFID cho hàng may mặc từ nhà máy. Khi đó, nhân viên chỉ cần đi qua giá có máy quét để đếm các mặt hàng quần áo.”

Chuyển đổi số định vị lại ngành bán lẻ 

Các doanh nghiệp chuyển đổi số định vị lại ranh giới thị trường và bán lẻ truyền thống. Họ thúc đẩy sự thay đổi nội bộ theo hướng môi trường kinh doanh mới, chưa từng có và được dẫn dắt bởi các chiến lược lấy khách hàng làm đầu với đặc điểm là tính linh hoạt mới tìm thấy.


Một doanh nghiệp chuyển đổi số bán lẻ hàng đầu sẽ kết nối hoặc tích hợp các nguồn lực (doanh nghiệp, bộ phận, nhân viên và công nghệ) để loại bỏ các rào cản ngăn cản sự mờ nhạt của thế giới vật lý và kỹ thuật số.

Ngoài ra, cần thêm sự phối của của nhiều yếu tố như nhân viên, quy trình và công nghệ là những bước cần thiết để chuyển đổi số ngành bán lẻ xảy ra. Các nhà bán lẻ thành công sẽ xây dựng hệ sinh thái bao gồm các nhà bán lẻ, nhà cung cấp, chủ hàng, khách hàng và nhà cung cấp công nghệ khác.

Triển khai công nghệ giúp cho việc thanh toán trở nên nhanh hơn

Chuyển đổi số ngành bán lẻ giúp cho việc thanh toán của doanh nghiệp nhanh hơn trước rất nhiều nhờ vào những cách thức thanh toán tự động tại các siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ. Cụ thể hơn, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ AI (Artificial Intelligence hay trí thông minh nhân tạo) và công nghệ cảm biến nhiệt hạch để thanh toán tự động cho khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi mua sắm sản phẩm – dịch vụ tại các siêu thị, cửa hàng của doanh nghiệp nhờ sự nhanh chóng và chính xác nhất có thể. 

Quản lý thông tin sản phẩm

Hiện nay, mã QR (Quick Response hay mã phản hồi nhanh) là một thuật ngữ ngày càng quen thuộc với nhiều người sử dụng công nghệ hiện nay. Mỗi khi mua sắm, khách hàng có thể dễ dàng quét mã QR được doanh nghiệp in trên bao bì, vỏ bọc sản phẩm để kiểm tra thêm chi tiết thông tin như nguồn gốc, xuất xứ hay giá thành,… của sản phẩm. Với một số doanh nghiệp, khách hàng thậm chí còn có thể thực hiện việc thanh toán bằng cách quét mã QR trên những ứng dụng thông minh của siêu thị, của hàng, giúp cho việc mua sắm trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Không những vậy, với khía cạnh quản lý thông tin sản phẩm trong xu hướng công nghệ số ngày nay, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đồng bộ hóa và lưu trữ các thông tin sản phẩm, thông tin về hoạt động – chiến lược kinh doanh lên Cloud (điện toán đám mây). Việc theo dõi và kiểm soát nhân viên sử dụng các dữ liệu trên Cloud từ xa là vô cùng đơn giản, nhanh chóng và chính xác đối với các cấp quản lý. Từ đó, doanh nghiệp có thể tin tưởng trao quyền cho nhân viên nhiều hơn, đồng thời, tăng cường sự trao đổi, liên kết lẫn nhau giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty, giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng ổn định và phát triển hơn.

Xây dựng nên một quy trình liền mạch

Quy trình làm việc chính là một trong số những yếu tố quan trọng hàng đầu khi quản lý chuỗi doanh nghiệp bán lẻ, bao gồm nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau như: quy trình quản lý việc bán hàng, quy trình phân phối – vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa, quy trình quản lý việc mua sắm, kế toán,…

Khi ứng dụng giải pháp chuyển đổi số ngành bán lẻ, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuẩn hóa quy trình làm việc một cách liền mạch, thống nhất giữa các bộ phận, phòng ban khác nhau, cung cấp một hệ thống online duy nhất để kết nối tự động các bộ phận, phòng ban lại với nhau. Khi đó, các công việc trong công ty sẽ được xử lý linh hoạt, nhanh chóng và có thể diễn ra ở mọi lúc mọi nơi, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, chất lượng làm việc của các nhân viên. 

Giúp quản lý nhân sự và công việc trong công ty hiệu quả 

Khi ứng dụng chuyển đổi số ngành bán lẻ, doanh nghiệp sẽ triển khai các hệ thống, phần mềm quản lý nhân sự cho mọi nhân viên trong công ty. Từ đó, nhân viên trong các phòng ban có thể cập nhật báo cáo về công việc mỗi ngày, cập nhật tình hình bán hàng hiện tại cho các cấp quản lý,… một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Không những vậy, các cấp quản lý của doanh nghiệp cũng có thể chủ động theo dõi các thông số, dữ liệu báo cáo trên hệ thống một cách chính xác và minh bạch nhất. 

Thách thức của chuyển đổi số ngành bán lẻ tại Việt Nam

Sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ của Việt Nam rất lớn

Sự cạnh tranh trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam là vô cùng lớn, bởi không những có các doanh nghiệp nội địa đang hoạt động mà còn rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ với thương hiệu lớn, nổi tiếng đã – đang – sẽ gia nhập thị trường Việt nam. Thậm chí, trong những năm qua, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong ngành bán lẻ đã khai thác và thâm nhập vào thị trường Việt Nam một cách tối đa bằng các thương vụ sáp nhập, mua bán lại hoặc các mô hình hợp tác khác với phần lợi nhuận nghiêng về các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp nội địa rất cần phải có sự chuyển đổi trong việc triển khai công nghệ 4.0 để việc chuyển đổi số diễn ra thuận lợi nhất. Điều này sẽ giúp mỗi doanh nghiệp có thể cạnh tranh được không những với các đối thủ trong nước mà còn có thể tranh giành thị trường với những thương hiệu bán lẻ nổi tiếng khác trên thế giới. 

Sự liên kết rất yếu giữa các bên tham gia trong thị trường bán lẻ Việt Nam

Các bên tham gia trong thị trường bán lẻ Việt Nam trước giờ có sự liên kết rất kém, việc này tạo nên rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số. Chúng ta cần hiểu, trong kinh doanh bán lẻ hiện đại, doanh nghiệp cần chuyển từ hình thức tập trung vào chuỗi cung ứng sang hình thức tập trung vào trải nghiệm của khách hàng. Chính vì vậy, chúng ta rất cần các bên từ nhà sản xuất đến những phía trung gian, các ngành liên quan đều phải tiến hành hoạt động thống nhất cũng như liên kết chặt chẽ với nhau thì việc bán hàng dựa trên công nghệ kỹ thuật số mới hiệu quả được. Từ đó, chúng ta sẽ gặp ngày càng nhiều khó khăn trong quá trình phục vụ, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Về lâu dài, điều này sẽ trở thành nhược điểm nếu doanh nghiệp bán lẻ muốn phát triển hoạt động chuyển đổi số một các đồng loạt.


Thói quen mua sắm của người Việt Nam chưa hoàn toàn thay đổi

Hiện nay, thói quen mua sắm của người Việt Nam dần chuyển sang online (mua sắm trực tuyến), tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa quá nhiều. Kết quả nghiên cứu của Lazada đã cho thấy rằng, một nửa số lượng khách hàng vẫn ưu tiên và mong muốn mua hàng ở các siêu thị hoặc chợ truyền thống một cách trực tiếp hơn là lựa chọn và mua sắm trên các ứng dụng online. Để hoàn toàn thay đổi thói quen của những người này không phải dễ dàng. Tuy nhiên, số lượng khách hàng ưa chuộng cách mua sắm truyền thống vẫn là những người trung niên – lớn tuổi, con những người trẻ, thanh thiếu niên đã dần quen thuộc và yêu thích mua hàng trực tuyến. Chính vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ cần cố gắng phát triển việc chuyển đổi số một cách hiệu quả hơn là tiếp tục lo lắng quá nhiều trước thách thức này.

7 xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ

Trải nghiệm mua sắm “không tiếp xúc” 


Trải nghiệm “không tiếp xúc” là trải nghiệm “an toàn” với người dùng. Chuyển đổi số ngành bán lẻ đã giúp khách hàng không có một tiếp xúc vật lý nào trong toàn bộ quá trình mua sắm. Người tiêu dùng hiện đang kỳ vọng nhiều vào việc đưa các quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm vào hoạt động mua sắm của họ. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo về sự tiện lợi và hợp vệ sinh để nghiên cứu, mua hàng và tiêu thụ hàng hóa. Việc trải nghiệm không tiếp xúc mở rộng ra cơ hội ngoài thanh toán trực tuyến, còn bao gồm các khả năng khác cũng “không tiếp xúc” tất cả các quy trình mua sắm của khách hàng như quét mã QR và di chuyển, trải nghiệm ảo,…

Trải nghiệm “không tiếp xúc” phải mang lại mức độ cá nhân hóa khiến khách hàng cảm thấy rằng các nhà bán lẻ đang thực sự trung thành với họ thông qua việc chịu khó tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của họ để mang lại trải nghiệm thỏa mãn cho khách hàng.

Order fulfillment – quy trình thực hiện đơn hàng


Quy trình thực hiện đơn hàng giúp các hoạt động vận hành phối hợp tốt hơn trên cả nền tảng online cũng như các mặt hàng offline của các nhà bán lẻ. Điều này được thể hiện qua các phần mềm quản lý hàng tồn kho, quản lý nhân sự và quy trình tức thời. Đương nhiên, điều này cũng giúp quảng cáo được tối ưu hóa, trải nghiệm thương mại điện tử đồng nhất và làm tăng sự hài lòng của khách hàng thông qua phần mềm quản lý của họ, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xu hướng chuyển đổi số này đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà bán lẻ, do sự gia tăng đáng kể của thương mại điện tử và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về trải nghiệm mua sắm đồng nhất. Nhiều nhà bán lẻ hiện nay đang thay đổi các vận hành tại các cơ sở của họ bằng cách giảm lượng khách hàng trực tiếp đến mua hàng, đồng thời gia tăng các trải nghiệm mua sắm trên các trang website thương mại điện tử của họ. Điều này là để chuẩn bị và đáp ứng kịp thời cho lượng nhu cầu mua hàng trực tuyến lớn hơn sau đại dịch.

Thuật toán tối ưu hóa hoạt động mua bán


Hàng tồn kho thường là khoản chi phí lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp bán lẻ. Chi phí hoạt động tăng dần do sự nhu cầu mua hàng khách hàng liên tục thay đổi. Điều này khiến các nhà bán lẻ không còn đủ khả năng để trải đều hàng tồn kho trên tất cả các vị trí cửa hàng. Các nhà bán lẻ lớn phải tận dụng các thuật toán để tăng độ chính xác khi lập kế hoạch phân loại, định giá và khuyến mại cũng như kết quả đầu tư vào quảng cáo trên tất cả các điểm chạm trong hành trình khách hàng.

Tối ưu hóa bán hàng theo thuật toán cho phép các nhà bán lẻ xác định chính xác hơn các mặt hàng cần được trưng bày và dự trữ, cũng như cách chúng nên được định giá và quảng cáo để tối đa hóa doanh số, lợi nhuận, quảng cáo và sự hài lòng của khách hàng trên các điểm chạm. Yếu tố chính giúp cải thiện hiệu suất bán hàng và ra quyết định thông minh là việc sử dụng các công cụ phân tích và dữ liệu phức tạp. Trên thực tế, Khảo sát CIO của Gartner năm 2021 cho thấy 63% nhà bán lẻ mong muốn đầu tư nhiều hơn cho BI (Business intelligence) – trí tuệ kinh doanh và 35% cho AI (Artificial intelligence) – Trí tuệ nhân tạo.

Cộng sinh với các nền tảng công nghệ


Do cuộc khủng hoảng COVID-19, những điểm yếu trong ngành bán lẻ truyền thống đã được bộc lộ. Nguyên nhân là do hành vi và mô hình mua hàng của khách hàng đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm trước đại dịch. Tham gia vào các nền tảng công nghệ như Shopee, Now, Grab,… sẽ giúp các nhà bán lẻ mở rộng khả năng kinh doanh hiện có, hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới và cuối cùng là đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng của khách hàng.

Tối ưu hóa chi phí 


Tối ưu hoá chi phí là một điều tối quan trọng. Vì sao? Vì tối ưu hoá chi phí ở đây tức là tối đa hóa giá trị kinh doanh bằng cách thúc đẩy chi tiêu của khách hàng,  giảm chi phí vận hành bằng các phần mềm quản trị. Và điều này ngày càng trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để quản lý sự bất ổn kinh tế cực đoan mà đại dịch mang lại. Hiện nay, đây đang là một cách vận hành chính trong các mô hình hoạt động kinh doanh của nhiều nhà bán lẻ.

Khi phát triển các chiến lược tối ưu hóa chi phí, Gartner khuyên bạn nên xem xét bốn yếu tố quan trọng sau: quy trình thực hiện đơn hàng, tối ưu hóa số lượng, chất lượng hàng hóa, năng suất lao động của nhân sự và tính minh bạch của tổ chức. Các giải pháp trong sách vở như chi phí cố định ngắn hạn và trung hạn sẽ không bền vững về lâu dài.

Tiêu dùng dựa trên giá trị


Bất kỳ khách hàng nào cũng mong đợi các doanh nghiệp bán lẻ trung thực, chính trực và minh bạch, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm dựa trên các giá trị của người tiêu dùng. Hiện nay, đại dịch Covid-19 đã tạo nên một sự lo lắng của người dùng trong xã hội. Điều này bao gồm cả các doanh nghiệp, họ phải đánh giá lại và định vị lại các giá trị của sản phẩm và thương hiệu của họ.

Việc đáp ứng nhu cầu dựa trên giá trị sẽ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa những các nhân sự, phòng ban nội bộ với những kênh bán hàng khác nhau để xây dựng và duy trì mối quan hệ vững chắc với các bên liên quan bên ngoài. Các nhà bán lẻ sẽ cần đầu tư vào việc quản lý thường xuyên để hiểu được những kỳ vọng thay đổi của khách hàng và điều chỉnh các chính sách quản trị và tìm nguồn cung ứng của họ cho phù hợp.

Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng trên thương mại điện tử


Trong tương lai, ngành bán lẻ sẽ ngày càng sử dụng nhiều chiến lược cá nhân hoá hơn. Ví dụ cụ thể cho việc này là họ có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để đưa ra đề xuất cho các sản phẩm có khả năng được khách hàng thích.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng xu hướng này thường liên quan đến dữ liệu nhạy cảm về quyền riêng tư. Bạn phải đảm bảo rằng mình có một hệ thống bảo mật cao để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Những thông tin bạn thu được về hành vi mua hàng của khách hàng bằng các hệ thống đều cần phải giữ kín, không được lọt ra ngoài cho các bên thứ 3.

Giải pháp chuyển đổi số ngành bán lẻ

Công cuộc chuyển đổi số ngành bán lẻ sẽ không dễ dàng đối với những người mới bắt đầu. Việc đưa công nghệ vào trong kinh doanh sẽ luôn khó khăn nếu bạn chưa biết gì về công nghệ. Vậy nên, với để đưa những chiến lược, xu hướng trên vào trong doanh nghiệp của bạn, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:

Thay đổi tư duy, nhận thức của các cấp quản lý doanh nghiệp và xây dựng nên chiến lược chuyển đổi số 

Các cấp quản lý doanh nghiệp cần có cái nhìn và nhận thức về tính quan trọng và cần thiết phải chuyển đổi số ngành bán lẻ trong tình hình kinh doanh hiện nay. Chính việc chuyển đổi số ngành bán lẻ sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời đối mặt với những sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số 4.0 này. Trong xu thế hầu hết các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi từ hình thức bán hàng truyền thống sang hình thức mới là ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số hiện đại và tập trung sâu vào trải nghiệm của khách hàng, chúng ta không thể tiếp tục trì trệ và đứng ngoài cuộc.

Phát triển nhân sự phù hợp với chuyển đổi số

Việc triển khai chuyển đổi số ngành bán lẻ trong doanh nghiệp rất cần một đội ngũ nhân sự có chất lượng và chuyên môn cao, được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao về tất cả các lĩnh vực: kinh doanh bán lẻ, công nghệ thông tin và am hiểu sâu rộng kiến thức về thị trường hiện tại – dự đoán hướng đi của thị trường trong tương lai,… Doanh nghiệp cần có những tiêu chí tuyển dụng hợp lý cùng kế hoạch phát triển chi tiết đội ngũ nhân sự, sau đó, tiến hành định hướng hoạt động cho từng bộ phận, phòng ban khác nhau. Với từng bộ phận, phòng ban khác nhau, doanh nghiệp không những phải đào tạo kiến thức chuyên sâu mà còn phải đào tạo và liên tục cập nhật các kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin,…


Triển khai mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu (Digital Value Chain)

Khi thị trường ngày càng dịch chuyển và thói quen của người tiêu dùng ngày càng dựa vào công nghệ mới, doanh nghiệp bán lẻ cần chuyển sang việc cạnh tranh bằng phương pháp tối ưu và mở rộng Value Chain (chuỗi giá trị) tới khách hàng của mình. Mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu được chia thành 3 giai đoạn chính bao gồm: 

– Đầu tiên, doanh nghiệp thu thập dữ liệu về sản phẩm, khách hàng của mình cũng như địa điểm bằng cách số hóa các giao dịch với khách hàng

– Tiếp theo, doanh nghiệp tối ưu mỗi khâu trong quy trình dựa vào insight thu thập được từ những dữ liệu ở bước đầu tiên, bao gồm: tối ưu quy trình xử lý đơn hàng, tối ưu quy trình xuất – lưu hàng tại kho, tối ưu quy trình vận chuyển – giao nhận,…

– Cuối cùng, doanh nghiệp thiết kế lại chuỗi giá trị cũng như mô hình kinh doanh của mình như: mở rộng những dịch vụ mới để có thể tăng giá trị, kết hợp những mô hình kinh doanh lại với nhau để tạo nên một hệ sinh thái,…

Chọn nền tảng xây dựng website thương mại điện tử của bạn phù hợp

Việc này phụ thuộc vào chi phí bạn đang có, và số tiền bạn sẵn sàng đầu tư cho website thương mại điện tử của bạn. Bạn không thể đòi hỏi cao về quyền quản lý thông tin khách hàng, cũng như việc cá nhân hoá trải nghiệm của họ với các nền tảng thấp. Vì vậy, hãy cân nhắc số tiền bạn bỏ ra để lựa chọn một nền tảng phù hợp.


Một số nền tảng bạn có thể tham khảo để xây dựng website của bạn. Đây đều là các nền tảng lớn với những tính năng riêng biệt khác nhau.

Tối ưu chi phí phần mềm quản lý

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm có thể giúp bạn quản lý kho, quản lý đơn hàng của của bạn. Tuy nhiên sử dụng nhiều phần mềm sẽ không chỉ khiến chi phí bạn trở nên đắt đỏ mà còn khiến bạn trở nên khó quản lý hơn bởi sử dụng nhiều phần mềm cùng một lúc. Hãy sử dụng các phần mềm có nhiều module khác nhau nhưng cùng một nền tảng để tối ưu hoá chi phí không chỉ trong chuyển đổi số ngành bán lẻ mà còn chuyển đổi số doanh nghiệp của bạn.

Một ví dụ điển hình mà bạn có thể tham khảo qua như Odoo – phần mềm quản trị doanh nghiệp. Odoo có nhiều module từ quản lý kho, kế toán, quản trị khách hàng đến quản lý công việc, quản lý công việc,… Chi phí bạn bỏ ra dựa trên số module bạn muốn sử dụng nên sẽ phù hợp với mọi loại chi phí bạn mong muốn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số phần mềm khác của Việt Nam như Getfly, Fastwork,… nhưng sẽ khó khăn hơn vì các phần mềm này không có nền tảng mở (open-source) như Odoo. Bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tùy biến phần mềm phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Đăng nhập to leave a comment
Chuyển đổi số ngành DU LỊCH: tăng tốc để phát triển.