Trong thời đại công nghệ 4.0, ngành du lịch phải nỗ lực chuyển mình từ hoạt động du lịch truyền thống sang hoạt động ứng dụng du lịch số. Là ngành chịu ảnh hưởng nhiều từ đại dịch covid, nên sự chuyển dịch trong thị trường du lịch ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
I. Chuyển đổi số ngành du lịch là gì
Chuyển đổi số ngành du lịch có thể hiểu là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh, tiếp thị truyền thống sang tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital Value Chain) dựa trên dữ liệu.
Chuyển đối số đã giúp các ngành du lịch tạo ra sự đổi mới trong cách nhận thức và nắm bắt thông tin dịch vụ. Sự tồn tại của việc sử dụng Internet, các phần mềm du lịch đã xóa tan mọi thách thức về mặt địa lý, cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng chỉ qua một màn hình.
Nhiều nhu cầu của khách hàng được đáp ứng thông qua việc so sánh giữa các đại lý và kiểm tra phản hồi từ người dùng trước hay các tính năng quan trọng như đặt vé, chỗ ở hay thậm chí là yêu cầu tham quan ảo đến địa điểm mong muốn của họ.
Định nghĩa chung của chuyển đổi số ngành du lịch
Đối với các doanh nghiệp, chuyển đổi số ngành du lịch không chỉ là chiến lược tùy chọn mà đã dần trở thành thông lệ tất yếu được thực hiện để có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng sự phát triển không ngừng trong nhu cầu khách hàng.
II. 4 Xu hướng chuyển đổi số nổi bật trong ngành du lịch
1. Xu hướng du lịch thông minh
Xu hướng du lịch thông minh đáp ứng các nhu cầu hóa trải nghiệm sâu, số hóa dữ liệu về điểm đến và đáp ứng các dịch vụ theo chuỗi giá trị của khách hàng. Xu hướng này cũng sẽ đòi hỏi sự phát triển của những ứng dụng số thông minh, những lời giải tối ưu nhất cho từng nhóm nhu cầu riêng của khách du lịch.
2. Lựa chọn dịch vụ du lịch chủ động hơn
Khách du lịch ngày càng có xu hướng chủ động hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ, xây dựng chương trình và phương án đi du lịch, hay chủ động kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ thông qua công nghệ số.
Khách du lịch ngày này thường chủ động lựa chọn các dịch vụ theo nhu cầu
Xu hướng này tác động trực tiếp đến quá trình hình thành cũng như tiêu thụ sản phẩm du lịch và tạo ra sự tương tác nhiều chiều với các đối tượng, chủ thể trong ngành du lịch. Vì thế, để khách hàng có thể chủ động, ngành du lịch cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, đồng thời tạo ra những ứng dụng giải pháp thân thiện mang tính ứng dụng cao có thể đáp ứng xu hướng du lịch của khách hàng.
3. Xu hướng liên minh, liên kết và phát huy cơ chế kinh tế chia sẻ
Xu hướng này đang nổi lên trong ngành du lịch, nhu cầu liên kết giữa các bên cung ứng dịch vụ – lưu trú, lữ hành – vận chuyển, lữ hành – khách sạn, lữ hành – dịch vụ vui chơi giải trí rất lớn. Tạo ra các giải pháp ứng dụng số trong cung ứng, tiêu dùng dịch vụ du lịch, những sản phẩm tốt và rẻ nhất.
4. Xu hướng khuếch trương cực đại cảm xúc trong trải nghiệm du lịch
Khách du lịch luôn mong muốn những trải nghiệm độc đáo, vượt trên thực tế. Chuyển đổi số cần hướng tới công nghệ thực tế ảo, các ứng dụng tương tác hiệu quả giữa thế giới thực và thế giới ảo.
Ngày nay, xu hướng cá nhân hóa trong du lịch với hình thức du lịch tự túc, tự mình tham quan trải nghiệm ngày càng phát triển mạnh mẽ. Và ứng dụng tour ảo có thể cung cấp thông tin cần thiết giúp khách du lịch có thể trải nghiệm đầy đủ tại điểm đến. Thậm chí có thể trải nghiệm các tour du lịch tại nhà với chi phí thấp.
III. Lợi ích trong chuyển đổi số ngành du lịch mang lại
Hiện nay, các quốc gia đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số, và khái niệm “du lịch thông minh” đã xuất hiện trong lĩnh vực du lịch và ngày càng trở nên phổ biến. Du lịch thông minh là hoạt động du lịch được xây dựng trên nền tảng công nghệ số và hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, đặc biệt là Internet.
Sự tương tác và kết nối chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và khách du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng đồng thời giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Với lượng dữ liệu khổng lồ về thông tin du lịch và kinh doanh du lịch, du khách có thể dễ dàng lựa chọn phương thức du lịch phù hợp với mình, trải nghiệm các hình thức du lịch thú vị và nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành du lịch.
Những lợi ích to lớn khi triển khai chuyển đổi số ngành du lịch
Ngoài ra, du lịch thông minh dựa trên công nghệ mới sẽ nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của ngành du lịch, góp phần thay đổi hành vi của du khách. Đây là những lợi ích chính mà du lịch thông minh mang lại.
Đặc biệt trong ngành du lịch, việc chuyển đổi kỹ thuật số tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới. Điển hình là mô hình du lịch thông minh ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Hình thức du lịch này mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ và độc đáo.
Tóm lại, chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong nước và mang lại những thay đổi tốt hơn không chỉ cho khách hàng mà còn cho doanh nghiệp du lịch. Trong khi đó, thành công của chuyển đổi số trong ngành du lịch cũng sẽ giúp ngành du lịch Việt Nam bắt kịp đà phát triển của ngành du lịch toàn cầu.