CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG NGÀNH DỆT MAY VÀ LỐI ĐI MỚI DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

Một trong những thành tựu nổi bật của khoa học – công nghệ được nhắc đến rất nhiều trong vài năm qua đó là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây được xem là cuộc cách mạng có quy mô lớn, tác động lên mọi ngành kinh tế, trong đó có ngành dệt may. Việc áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành dệt may đang là vấn đề được các chủ đầu tư rất quan tâm. Vậy hãy cùng chúng tôi phân tích công nghệ 4.0 tác động như thế nào đến ngành dệt may Việt Nam.


Sự thay đổi rõ rệt khi áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành dệt may

    + Thiết kế sản phẩm

Bạn nghĩ sao nếu thước dây, thước thẳng không còn là vật liệu cần thiết để lấy số đo cơ thể? Đúng vậy, với công nghệ 4.0, số đo được thu thập chính xác bằng máy quét 3D.  Công nghệ hoạt động dựa trên những thiết bị cảm biến ánh sáng, kỹ thuật quang học và cho ra số liệu chính xác hơn cả phương pháp truyền thống. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là lấy số đo mà không cần tiếp xúc trực tiếp, chắc chắn nó sẽ vô cùng hữu ích khi con người cần hạn chế tiếp xúc quá gần với nhau, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang phức tạp.

    + Sản xuất vải

Công nghệ 4.0 trong ngành dệt may cần được áp dụng một cách có hệ thống và toàn diện và khâu sản xuất sợi cũng không ngoại lệ. Với bước tiến của công nghệ, tất cả các công đoạn sẽ được tự động hóa, sử dụng người máy,… Với công việc sản xuất sợi truyền thống, có thể doanh nghiệp của bạn cần tới 100 nhân công, thế nhưng với công nghệ 4.0 ngày nay, con số giảm đi đáng kể khi chỉ cần 25-30 để thực hiện khối lượng công việc đó.

Với khâu dệt vải, công nghệ 4.0 đã tạo ra máy dệt kim 3D, việc bạn cần làm là nhập thông số chính xác vào máy tính, xử dụng phần mềm công nghệ cao thay bằng dệt bằng tay như trước đây. Mọi chi tiết đều có thể xử lý, điều này góp phần giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian, sức người những năng suất lại tăng cao.

Hơn nữa, điều đặc biệt khi áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành dệt may, màu vải cũng có thể được thay đổi theo sở thích của khách hàng, chất liệu vải có khả năng kiểm soát sức khỏe, đây là những bước tiến mà dệt truyền thống không thể mang lại.

Công thức nhuộm màu vải cũng có sự thay đổi rõ rệt bằng cách kiểm soát chặt chẽ quá trình nhuộm và lưu lại những công thức nhuộm đã thành công một cách chính xác. Từ đó, nhà sản xuất có khả năng tạo ra những sản phẩm mang chất lượng tốt hơn, độ chính xác cao hơn trong những lần nhuộm tiếp theo.

Dây chuyền cắt vải tự động
    + Cắt may thành phẩm

Dẫu biết là tay nghề nhân công của Việt Nam luôn mang lại sự uy tín, thế những khi được thay bằng robot, năng suất lao động tăng mạnh dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ có xu hướng giảm và tất nhiên chất lượng vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, bước đầu áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành dệt may với khâu hoàn thiện sản phẩm, chủ đầu tư nên thử sức trước với những mặt hàng đơn giản như áo thun, sơ mi, quần tây,… chứ không nên trực tiếp áp dụng lên những sản phẩm có độ khó cao. Những sản phẩm phức tạp cần có thời gian nghiên cứu thêm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

    + Quy trình quản lý và phân phối sản phẩm

Công nghệ 4.0 trong ngành dệt may không đơn giản là chỉ áp dụng trong những khâu sản xuất mà còn cần đổi mới cả quy trình quản lý. Mọi doanh nghiệp đang hướng đến hiện đại hóa cần sử dụng những phần mềm chuyên dụng để quản lý toàn bộ từ đầu vào đến đầu ra. Những phần mềm này liên tục được cải tiến, đây được xem là phương tiện liên lạc giữa các bộ phận. Tại đây, doanh nghiệp có thể trao đổi một cách rõ ràng, phân chia công việc hiệu quả với sự tham gia của nhiều cấp bậc.

Khi sử dụng những phần mềm quản lý chuyên nghiệp, việc áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành dệt may sẽ đơn giản và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể kết nối tất cả những giai đoạn sản xuất với nhau, giảm thời gian chết, quản lý tồn kho hiệu quả, phân phối chuyên nghiệp và bán hàng một cách tối ưu hơn.

Điều quan trọng để một doanh nghiệp may có thể duy trì và phát triển đó chính là marketing. Thương mại điện tử đang ngày một đi lên và đây cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp biết nắm bắt. Khi thực hiện chiến dịch thương mại điện tử tập trung trên những thiết bị di động, các doanh nghiệp may có thể quảng cáo sản phẩm một cách rộng rãi hơn, thu thập thông tin khách hàng và phân tích thị trường một cách khoa học hơn.

Có thể thấy, áp dụng công nghệ 4.0 trong ngành dệt may là vấn đề cấp bách để một doanh nghiệp may phát triển. Lịch sử đã sang trang và thay đổi theo tư duy mới sẽ là con đường đúng đắn nhất. Tuy nhiên, sự thay đổi cần được thực hiện một cách hệ thống, chắc chắn chứ không nên diễn ra ồ ạt, mất trật tự. Enmasys 
sẽ là lựa chọn hoàn hảo để tư vấn giải pháp toàn diện cho mọi doanh nghiệp may. Hãy cùng đồng hành và phát triển ngành may mặc Việt Nam trong thời đại mới này.

Đăng nhập to leave a comment
GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ: NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO