1. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG NGÀNH CHĂN NUÔI HEO
Tính giá thành chăn rất phức tạp bởi tính đặc thù trong ngành chăn nuôi gia súc nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng. Trên thực tế, các doanh nghiệp chăn nuôi heo đang gặp phải những khó khăn và thách thức như sau:
1. Yếu tố đặc thù của ngành chăn nuôi:
Heo là sản phẩm sống, bởi vậy quy trình quản lý vô cùng khác biệt với các ngành hàng khác. Chăn nuôi heo sẽ phát sinh chi phí hằng ngày, từ đầu cho đến khi xuất bán, xuất chuyển giai đoạn (khi heo đẻ), xuất hủy (trường hợp heo chết, heo bệnh). Trong quá trình này, chi phí phát sinh sẽ được ghi nhận cho từng mã heo, mã đàn heo... và tập hợp lũy kế qua từng tháng.
Doanh nghiệp chăn nuôi heo bắt buộc phải xử lý giá thành theo con số tổng trang trại theo từng kỳ chăn nuôi, không thể chi tiết được theo từng mã heo, mã đàn heo, giai đoạn chăn nuôi, theo tháng, theo ngày... Gây khó khăn trong việc quản lý hiệu quả hoạt động trang trại heo.
Ví dụ như trường hợp hiệu quả kinh doanh không tốt do chi phí ăn mòn lợi nhuận. Thì với con số tổng kỳ chăn nuôi, nhà quản trị không biết được thực trang doanh nghiệp đang hoạt động chưa hiệu quả ở trại nào, đàn nào, giống nào, chất lượng thực phẩm y tế chưa tốt ở đâu, ở giai đoạn nào... để kịp thời ra quyết định điều chỉnh và tối ưu ngay tại chính điểm phát sinh đó.
2. Tính linh hoạt trong quản trị:
Chu trình luân chuẩn của heo kéo dài và không cố định, phụ thuộc vào loại giống, thực phẩm, thuốc, môi trường... nên rất cần sự linh động trong việc hoạch định kế hoạch và dự báo cung cầu. Nhà quản trị rất cần số liệu báo cáo nhanh chóng, tức thời và chi tiết tại trang trại, để kịp thời có những quyết định phù hợp. Tuy nhiên với cách làm truyền thống như giấy tờ, công thức trên excel... chưa thể đáp ứng được về tiêu chí tốc độ, sự chính xác và chi tiết về số liệu báo cáo.
3. Thách thức từ môi trường bên ngoài:
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng đang phụ thuộc rất nhiều vào biến động thị trường, điều kiện tự nhiên, đồng thời đối diện với áp lực cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Các thách thức này xuất phát từ môi trường bên ngoài, doanh nghiệp không thể kiểm soát được và chỉ có thể dự báo trước để điều chỉnh hợp lý. Tuy nhiên nhà quản trị hoàn toàn có thể kiểm soát được nội bộ bên trong doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hoạt động, tinh gọn quy trình để tăng sức cạnh tranh, tăng sức đề kháng trước mọi biến động của môi trường bên ngoài.
2. GIẢI PHÁP ERP CHĂN NUÔI
Thấu hiểu được khó khăn của các doanh nghiệp chăn nuôi gia súc, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi heo.
Minh hoạ các tính năng ưu việt của hệ thống phần mềm dựa trên quy trình quản lý chăn nuôi heo như sau:
- Heo cai sữa: Là heo sơ sinh đã cai sữa (nuôi khoảng 28 ngày), khỏe mạnh và được nhập đàn từ những heo mẹ khác nhau để nuôi dưỡng chung.
- Heo thịt. heo nọc, heo nái: Là heo cai sữa nuôi đủ 90 kg (khoảng 4 tháng). Nếu chất lượng heo tốt và có thể làm giống thì được chuyển sang Heo Hậu bị (Heo nọc, heo nái), còn lại thì xuất bán theo dạng Heo thịt.
- Heo Nái: Là heo hậu bị được nuôi từ 90 kg lên đến 150 kg (khoảng 235 ngày tuổi) thì sẽ được Lên giống và chuyển sang Heo bố mẹ.
- Heo mang thai mang thai khoảng 110 ngày sẽ sinh con, các heo sơ sinh được nuôi dưỡng và đủ cân sẽ cho cai sữa để tiếp tục chu trình mới.
I. QUẢN LÝ ĐÀN HEO NÁI VÀ HEO NỌC
1. Phân bổ giá trị đàn heo bố mẹ cho heo con sơ sinh:
Tuổi đời của heo bố mẹ chỉ kéo dài trong vài năm. Trong quá trình nuôi, heo bố mẹ có thể bị thải loại hoặc loại bỏ do bị ốm chết, hết tuổi sinh, hoặc sinh con không đạt tiêu chuẩn, sức khoẻ yếu. Như vậy yêu cầu của bài toán là phải phân bổ dần giá trị của đàn heo bố mẹ cho heo heo con hoặc xuất giảm khi loại bỏ. Giá trị của đàn heo bố mẹ sẽ được phân bổ dần sau các lần sinh con hoặc theo từng thời kỳ.
Heo bố mẹ được bổ sung nhiều lần trong quá trình nuôi. Chương trình sẽ quản lý từng đàn theo từng đợt bổ sung (gọi là lô): Quản lý về số lượng, giá trị, giá trị đã phân bổ, giá trị còn lại của từng lô bổ sung.
Với nghiệp vụ kế toán như sau:
- Nhập đàn heo bố mẹ theo lô
- Xuất đàn heo bố mẹ theo lô ra chi phí trả trước
- Phân bổ chi phí trả trước theo các lô của đàn heo bố mẹ
2. Quản lý quá trình chu chuyển của heo mẹ
Heo mẹ trong quá trình nuôi có sự luân chuyển qua lại từ giai đoạn Heo nái vừa nuôi con xong, chưa mang thai -> Chửa (đang mang thai) -> Đẻ (đang nuôi con sơ sinh) -> Nuôi con xong với các đặc thù khác nhau.
Về thời gian:
- Ở giai đoạn Đẻ -> thời gian nuôi ngắn
- Ở giai đoạn chửa : Thời gian kéo dài qua nhiều tháng: Yêu cầu đặt ra phải đánh giá giá trị của heo nái chửa qua các thời kỳ khác nhau. Dựa vào báo cáo đánh giá của cán bộ chăn nuôi, kế toán phân loại và tính giá trị theo phần trăm theo mức độ chửa đạt được là: heo chửa 25%, 50%, 75%, 100%
Về số lượng:
Quá trình nuôi heo mẹ qua các giai đoạn nên thường có sự luôn chuyển đàn vào các trại nuôi khác nhau để có chế độ nuôi cho phù hợp -> Yêu cầu đặt ra phải quản lý số lượng sự luôn chuyển này: Phần mềm sẽ quản lý ở từng trại nuôi có bao nhiêu con, và giá trị của nó là bao nhiêu.
II. TÍNH GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI
Giá thành của tất cả các loại heo bao gồm các chi phí về thức ăn, thuốc chữa bệnh, chi phí công nhân, …. với những điểm đặc thù như sau:
- Khi heo nái chửa sinh con -> giá trị của heo nái chửa sẽ được chuyển cho heo sơ sinh
- Heo giống: là heo sơ sinh chuyển sang heo giống -> Giá trị của heo sơ sinh sẽ được chuyển cho heo giống
- Heo thịt: là heo giống nuôi thành heo thịt -> Giá trị của heo giống sẽ được chuyển cho heo thịt
- Heo hậu bị: là heo thịt được lựa chọn làm heo hậu bị -> Giá trị của heo thịt sẽ được chuyển cho heo hậu bị. Heo hậu bị sẽ được nuôi để trở thành heo bố mẹ
Chăn Nuôi có các nghiệp vụ luôn chuyển và tính giá thành cho từng giai đoạn và đạt được kết quả như sau:
- Quản lý đàn heo bố mẹ: về số lượng, giá trị, giá trị phân bổ, giá trị còn lại
- Quản lý số lượng đàn heo của từng giai đoạn, trại nuôi
- Tính giá thành của từng loại heo: heo nái chửa (con), heo sơ sinh (con), heo giống (kg), heo thịt (kg), heo hậu bị (con)
III. CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN ĐẶC THÙ
Các nghiệp vụ nhập xuất vật tư hàng hoá, thu chi, phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý, chi phí khác, … và phân bổ các chi phí này giống như hệ thống kế toán khác.
Chăn Nuôi có các nghiệp vụ đặc thù sau:
- Nhập heo bố mẹ có thể nhập từ mua ngoài hoặc nhập từ đàn heo thịt
- Xuất heo bố mẹ vào chi phí trả trước
- Phân bổ chi phí trả trước của heo bố mẹ cho heo chửa
- Nhập heo nái chửa
- Đánh giá phần trăm heo nái chửa đạt được qua các tháng nuôi
- Xuất heo nái chửa sang sơ sinh (heo đẻ)
- Nhập heo sơ sinh
- Xuất heo sơ sinh cho heo giống
- Nhập heo giống
- Xuất heo giống cho heo thịt
- Nhập heo thịt
- Xuất heo thịt để bán hoặc xuất thành heo cơ bản
- Nhập heo hậu bị (heo bố mẹ) và xuất vào chi phí trả trước
- Xuất bán các loại heo ở tất cả các giai đoạn
IV. HỆ THỐNG BÁO CÁO THEO ĐẶC THÙ QUẢN TRỊ
- Báo cáo tổng hợp chi phí trả trước cho các đàn heo bố mẹ theo lô: Số lượng, giá trị, giá trị tăng, giá trị phân bổ (thải loại), giá trị còn lại
- Báo cáo chi tiết chi phí trả trước của từng lô heo bố mẹ
- Báo cáo nhập xuất tồn các loại heo theo trại nuôi (số lượng, giá trị)
- Báo cáo chi tiết theo các loại heo của các trại nuôi (số lượng, giá trị)
- Báo cáo kiểm kê đánh giá % hoàn thành heo nái chửa (số lượng, giá trị)
- Báo cáo kiểm kê cuối quý heo thịt (số lượng, giá trị)
- Báo cáo kiểm kê cuối quý heo sơ sinh (nái đẻ) (số lượng, giá trị)
- Bảng cân đối heo theo đơn 2 vị đo (kg và con) (số lượng, giá trị)
- Tập hợp chi phí sản xuất theo tài khoản chi phí.