Phần mềm ERP sản xuất ngành dệt may.

Phần mềm ERP sản xuất ngành dệt may, ERP ngành may mặc, erp ngành dệt may, phần mềm quản lý sản xuất ngành dệt may

 

1. Quy trình may thành phẩm 


 

- Từ SO của khách hàng, đặt cho SO  1 mã số đơn hàng (MSDH), bộ phận thiết kế may mẫu và điều chỉnh theo yêu cầu khách hàng. Sau khi khách hàng đồng ý, tiến hành sản xuất hàng loạt theo định mức từng mẫu

 

- Lập bảng định mức cho từng sản phẩm: Từ số lượng sản phẩm cần may, tính được định mức vải, phụ liệu, nhân công, thời gian hoàn thành

 
- Từ định mức tính ra giá thành kế hoạch cho sản phẩm
 
- Lập lệnh sản xuất theo từng đơn hàng. Mỗi đơn hàng (một mã sản phẩm) theo một chuyền may
 
- Tính nhu cầu nguyên vật liệu cho chuyền may: Dựa vào định mức, số lượng đơn đặt hàng mà phần mềm tính toán ra nhu cầu NVL cần thiết cho từng loại sản phẩm, tổng đơn hàng.
 
- Xuất kho theo lệnh sản xuất:
 
  • Dựa vào lệnh sản xuất để kho xuất vật tư.
  • Kho theo lệnh sản xuất để xuất nguyên liệu theo thứ tự trước sau các loại nguyên liệu cho cùng sản phẩm (vải, chỉ, khuy, nút, logo,…).
  • Kho thực hiện xuất NVL nhiều lần cho cùng đơn hàng.
  • Kiểm tra dữ liệu tồn kho so với nhu cầu
TH 1: Đủ hàng theo yêu cầu  è lập phiếu xuất kho sản xuất.
 
TH 2: Thiếu hàng è lập phiếu yêu cầu mua vật tư. Bộ phận kho dựa vào lượng hàng thực tế tồn kho và thứ tự số lệnh sản xuất để làm phiếu yêu cầu mua thêm NVL.
 
 
- Phiếu lãnh liệu (phiếu xuất vật tư) và phiếu xuất vải đi may yêu cầu theo dõi : mã vật tư, tên vật tư, qui cách/ màu sắc, đơn vị tính, số lượng cần lãnh, số lượng thực tế lãnh, bộ phận, ngày lãnh.
 
 
 
- Lập kế hoạch sản xuất và theo dõi kế hoạch:
 
- Sắp xếp trình tự ưu tiên sản xuất (kể cả những đơn hàng phát sinh đột xuất) dựa vào các yếu tố chính sau:
 
• Mức độ cấp thiết của đơn hàng
• Năng suất công nhân/tổ hiện tại ở xưởng. Tổ chuẩn bị hết việc
• Công suất máy hiện tại. Máy chờ sản xuất.
 
- So sánh lượng hàng và thời gian hoàn thành so với kế hoạch, lý do trễ, dở dang.
 
- Kế hoạch tuần này là căn cứ kiểm soát tiến đô cho tuần tiếp theo.
 
- Dựa vào tiến độ tuần hiện tại lập kế hoạch cho tuần kế tiếp.
 
 
- Theo dõi tiến độ sản xuất:
 
- Bộ phận sản xuất phân công sản xuất theo lệnh sản xuất. Theo dõi tổng quan, chi tiết tiến độ hoàn thành từng công đoạn trong một sản phẩm, sản phẩm trong đơn hàng, từng đơn hàng. Tiến độ được chia theo từng cấp độ theo màu sắc để theo dõi
 
- Kinh doanh dựa vào báo cáo tổng hợp để theo dõi tình hình sản xuất, tiến độ và  công suất còn dư để báo thời gian cho những đơn hàng mới. Kế toán dựa vào tiến độ để xúc tiến công nợ với khách hàng
 
 

2. Theo dõi công điểm cho nhân công may theo sản phẩm

 

- Sau khi cắt vải, nhân viên cắt sẽ dán tem theo cuộn cho bán thành phẩm cắt. Mỗi cuộn gồm nhiều lớp vải, từ 8-10 lớp sẽ vào 01 tem.
 
- Công nhân may lãnh vải theo cuộn, khi hoàn thành xong một cuộn sẽ giữ lại tem để tính công
 
- Dùng máy quét mã vạch đề tính số lượng sản phẩm hoàn thành cho nhân công
 
- Mỗi sản phẩm hoàn thành sẽ quy ra điểm (tùy mức độ dễ/ khó của sản phẩm mà có số điểm tương ứng)
 
- Tiền công = tổng số điểm x đơn giá
 
- Công nhân may có thể tra cứu theo mã để biết được công điểm và tiền theo thời điểm
 
 

3. Quản trị sản xuất , tồn kho






- Quản lý kho vật tư, sản phẩm: sử dụng mã barcode cho các bán thành phẩm, thành phẩm tại các công đoạn
 
- Mã vật tư, sản phẩm được quy định dựa theo các đặc tính kỹ thuật của sợi, của vãi.

Ví dụ: Chỉ số sợi + Nguyên liệu + Tỷ lệ pha + Mã số màu + Tên nhà cung cấp + Phân loại + …

 
- Mỗi loại vật tư, sản phẩm được quản lý theo nhiều đơn vị tính. Có thể quy đổi qua lại giữa các đơn vị:

 Ví dụ: 1 cuộn = ? Kg/ yard, …

 

- Xây dựng định mức tồn kho vật tư tối thiểu: Nếu số lượng vật tư xuất sản xuất thấp hơn số lượng tồn tối thiểu chương trình sẽ cảnh báo.
 
- Xây dựng định mức tồn kho Sản Phẩm tối thiểu: Nếu số lượng sản phẩm tồn kho thấp hơn mức tồn tối thiểu chương trình sẽ cảnh báo để xây dựng kế hoạch sản xuất thêm.
 
- Khi xuất kho sản phẩm, vật tư, nếu số lượng tồn trong kho bị âm chương trình cảnh báo và không cho phép xuất kho.

- Dự báo số lượng sản phẩm cần sản xuất thêm, số lương nguyên vật liệu cần nhập mua:

- Khi lập đơn hàng bán sản phẩm, hoặc xuất vật tư nếu:

(Số lượng yêu cầu > Số lượng tồn kho) à Cảnh báo số lượng cần nhập mua, cần sản xuất.

Hoặc:  (Số lượng yêu cầu – Số lượng tồn kho)  <  Định mức tồn kho tối thiểu à Cảnh báo.

- Phiếu xuất kho NVL kế thừa từ Phiếu yêu cầu vật tư.

- Phiếu nhập kho thành phẩm kế thừa từ Phiếu kiểm định chất lượng của bộ phận QC.

- Phiếu nhập mua NVL kế thừa từ PO của bộ phận mua hàng.

- Báo cáo: Theo dõi xuất – nhập - tồn vật tư, sản phẩm tại từng công đoạn.

- Báo cáo tình hình nhập, xuất vật tư, sản phẩm.

- Báo cáo tồn kho tối thiểu – tối đa, báo cáo kiểm kê.

- Báo cáo tồn kho tức thời theo từng thời điểm, từng công đoạn.

Tồn kho sản phẩm 

Tồn kho vật tư

- Quản lý chất lượng vật tư, sản phẩm

- Khi bàn giao bán thành phẩm giữ công đoạn này với công đoạn khác, tiến hành kiểm tra chất lượng bán thành phẩm chuyển giao. Nếu đạt chất lượng tiến hành nhập cho công đoạn tiếp theo. Nếu không đạt chất lượng nhập vào Kho Kiểm định không đạt chất lượng. Cho phép chọn loại Lỗi nào, do công đoạn nào.
 
- Khi hoàn tất sản phẩm ở công đoạn cuối, kiểm định chất lượng, cho phép phân loại sản phẩm đạt chất lượng, không đạt chất lượng và chọn loại lỗi.
 
- Vật tư, sản phẩm được phân loại theo từng nhóm, từng loại.
 
- Mỗi vật tư, sản phẩm sẽ được lưu các thông số kỹ thuật trên hệ thống phần mềm để lấy thông tin lên các mẫu biểu cần thiết.

 

- Báo cáo:

 

- Báo cáo số lượng bán thành phẩm lỗi của từng công đoạn. 

 
- Báo cáo số lượng thành phẩm đạt chất lượng, không đạt chất lượng.
 
- Thống kê các loại lỗi sản phẩm.

 4. Quản trị hệ thống

 

-  Phân quyền theo từng chức năng, từng thao tác cho từng nhân viên:

  + Thêm

  + Sửa

  + Xóa đối với từng nhân viên.

-  Phân quyền xem các báo cáo.

- Lưu lại lịch sử truy cập, lịch sử sử dụng của từng người dùng:

  + Người dùng

  + Máy tính truy cập

  + Thao tác đã thực hiện

  + Thời gian thực hiện

 

-Sao lưu dữ liệu tự động từng ngày.
 
-Phục hồi dữ liệu khi gặp sự cố.
 
Đăng nhập to leave a comment
Tổng quan về phần mềm ERP cho ngành đúc nhựa.