QUẢN LÝ SẢN XUẤT NGÀNH MAY MẶC HIỆN NAY

Do đặc thù trong quy trình thực hiện làm cho ngành dệt may trở thành một trong những ngành khó quản lý nhất. Mỗi sản phẩm đều có rất nhiều chi tiết được làm ở những công đoạn khác nhau. Nếu doanh nghiệp không lựa chọn cho mình một phương pháp quản lý ngành may phù hợp thì rất dễ phát sinh những vấn đề không đáng có. Hãy xem Enmasys nói gì về cách quản lý sản xuất ngành dệt may như thế nào cho hiệu quả.

Quản lý đơn đặt hàng

Nhà quản lý cần xác định xem hiện tại có bao nhiêu đơn đặt hàng? Sản phẩm được yêu cầu sản xuất là gì? Tiêu chuẩn đặt ra đối với thành phẩm là như thế nào? Đơn giá ra sao?

 

Nắm được chi tiết đơn hàng để có cái nhìn tổng thể nhất về định mức nguồn nguyên vật liệu cần sử dụng: bao nhiêu mét vải, loại vải gì, màu vải như thế nào, chỉ trắng hay chỉ màu, cần số lượng bao nhiêu,…Người quản lý cần phải lập ra một bản kế hoạch chi tiết và chính xác, để tính toán được giá thành cho từng loại sản phẩm, từ đó giải quyết được bài toán lãi lỗ trên từng đơn hàng.

Quản lý lệnh sản xuất và tiến độ sản xuất

Sau khi hoàn tất quy trình đơn đặt hàng với khách hàng, lập lệnh sản xuất là rất quan trọng. Tuy nhiên công việc này không hề đơn giản và rất dễ xảy ra sai sót. Nhà quản lý nên phân phối đều lệnh sản xuất đến các bộ phận sản xuất để tránh quá tải công việc. Chuyên môn hóa nhiệm vụ với từng tổ sản xuất đảm bảo tiến độ thực hiện theo đúng kế hoạch. Doanh nghiệp cần cập nhật trạng thái sản xuất thường xuyên để nhà quản lý có thể nắm được tình hình cũng như điều chỉnh lại lệnh sản xuất và phân phối công việc cho phù hợp nhất.

Kiểm kê kho hàng

Quản lý kho là rất cần thiết. Và làm thế nào để tối ưu kho là câu hỏi mà nhà quản lý luôn phải quan tâm tới. Đặc biệt với với ngành may mặc, có quá nhiều thứ cần phải kiểm kê từ nguyên vật liệu đến thành phẩm và bán thành phẩm. Hãy sử dụng một phần mềm quản lý thay vì sử dụng giấy tờ để rút ngắn thời gian thực hiện và hạn chế nhầm lẫn cũng như thất thoát hàng hóa trong kho.

 

Quản lý công nhân viên

Dù là xưởng may nhỏ hay là một công ty may, muốn vận hành được quy trình may mặc theo đúng kế hoạch, bạn đều phải quản lý, điều phối công nhân theo dây chuyền ứng với từng công đoạn. Phân chia lao động hợp lý theo đúng kinh nghiệm kỹ năng từng người, tránh việc sai một bộ phận dẫn tới sai cả sản phẩm, một người sai liên quan tới nhiều khác trên dây chuyền sản xuất.

Một người quản lý không thể kiểm soát hết được toàn bộ công nhân, vì vậy cần tuyển những người đội trưởng đứng đầu mỗi dây chuyền để họ có thể kiểm soát chi tiết số lượng, chất lượng sản phẩm được tạo ra.

Người quản lý cần am hiểu về thời trang, có kinh nghiệm trong ngành may mặc, mắt thẩm mỹ để có thể đào tạo công nhân những tuyệt chiêu kỹ năng làm việc. Bên cạnh đó ,người chủ cũng cần tạo mối liên hệ để có thể tìm được khách hàng và nguồn nguyên liệu với mức giá phải chăng mà chất lượng thì không bị ảnh hưởng.

Cần có chế độ lương thưởng, đãi ngộ đối với nhân viên để họ có động lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

 

Hệ thống báo cáo

Kết quả của hoạt động kinh doanh như thế nào? Có tốt không? Nhà quản trị cần một bản báo cáo phản ánh chân thực nhất doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, dù công ty may của bạn có quy mô nhỏ hay lớn thì cũng đừng xem nhẹ việc lập báo cáo kết quả kinh doanh.

Mách nhỏ cho bạn, với phần mềm quản lý sản xuất ERP,  bạn không cần phải thủ công lập báo cáo mà hệ thống sẽ tự động lên báo cáo về doanh thu, lợi nhuận hay tồn kho,… Bất kỳ loại báo cáo nào bạn cần, chỉ cần một vài thao tác, bạn đã có kết quả trong tay. Không chỉ giải quyết được những khó khăn mà ngành dệt may hay gặp phải, phần mềm còn hỗ trợ rất nhiều các doanh nghiệp trong quá trình quản lý sản xuất, bán hàng, kho,…và cả quản trị tổng thể doanh nghiệp.

Đăng nhập to leave a comment
5 GIẢI PHÁP PHẦN MỀM HỮU ÍCH CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM