Tổng quan về phần mềm ERP cho ngành cơ khí - chế tạo.

Phần mềm ERP cho ngành cơ khí chế tạo là giải pháp toàn diện trong quản quản lý toàn bộ hoạt động doanh nghiệp từ mua hàng, bán hàng, kho, sản xuất, tài chính kế toán, giúp tăng hiệu quả trong giao tiếp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Với lãnh đạo doanh nghiệp đây là công cụ tuyệt vời để theo dõi hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian thực từ đó cải thiện hiệu quả ra quyết định mang tính chiến lược.

Đặc thù và bài toán đặt ra với ngành Cơ khí – Chế tạo trong vấn đề quản trị doanh nghiệp

Cơ khí chế tạo được xem là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Đây là ngành quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội, vừa là nền tảng; vừa là động lực cho sự phát triển của nhiều ngành nghề sản xuất khác. Bởi đây là ngành công nghiệp cơ bản sản xuất ra máy móc, thiết bị cung cấp công cụ cho các ngành kinh tế khác.

Ngành cơ khí chế tạo được chia làm 2 nhóm chính:

  • Gia công cơ khí: Các doanh nghiệp này chủ yếu gia công theo đơn đặt hàng và gia công theo bản vẽ có sẵn từ khách hàng. Phương pháp gia công không phôi: phương pháp tác động lên vật liệu biến chúng từ mảng nguyên vật liệu thô sơ chuyển đổi thành khởi phẩm hay bán thành phẩm.Các phương pháp gia công không phôi có thể kể đến như đúc, ép, rèn, dập nóng, dập nguội, kéo, cán…Phương pháp gia công cắt gọt: Đây là giai đoạn mà các khởi phẩm ở phương pháp 1 được cắt gọt lại, điều chỉnh cho đến khi đạt được hình dạng, kích thước và đặc điểm vật liệu yêu cầu. Đây là quá trình công nghệ quan trọng nhất của ngành cơ khí chế tạo máy, quá trình này thường chiếm từ 50 đến 60% khối lượng lao động trong một nhà máy, công xưởng sản xuất…và là công đoạn chính ảnh hưởng 50% đến giá thành thành phẩm.
  • Nhóm doanh nghiệp sản xuất chế tạo máy: Sản phẩm hoàn thiện được doanh nghiệp tự thiết kế và chế tạo. Quá trình sản xuất cơ khí này bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại yêu cầu trình độ chuyên môn khác nhau.

Bài toán đặt ra trong quản trị doanh nghiệp cơ khí chế tạo

  • Thiếu một phần mềm có thể kết nối thông tin trong toàn doanh nghiệp với nhau
  • Thiết lập kế hoạch sản xuất chuẩn xác
  • Quản lý các công đoạn sản xuất rời rạc
  • Thiết lập quản lý chất lượng trong từng công đoạn sản xuất
  • Do Doanh nghiệp cơ khí yêu cầu độ chính xác cao, nên công tác thiết lập định mức cho từng công đoạn yêu cầu phải thật chính xác.
  • Quản lý kho chính xác
  • Ngoài ra một số thách thức có thể kể đến như: việc gia tăng quy mô sản xuất và sự canh tranh về nhân sự lành nghề trong ngành.

Chính vì thế, các doanh nghiệp cơ khí cần chuyển mình để bắt kịp với sự thay đổi, không chỉ cần phải đổi mới về mặt công nghệ máy móc, mà công tác quản trị cũng cần được quản lý tốt, hiệu quả, tối ưu. Và để giải quyết các khó khăn trên, doanh nghiệp cần một hệ thống ERP có chức năng hiệu quả cao mang đến nhiều cơ hội khi kinh doanh cũng như cải thiện hiệu suất sản xuất cho doanh nghiệp.


                         Cơ khí chế tạo được xem là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam.

Phần mềm ERP cho ngành cơ khí là gì?

ERP là viết tắt của cụm từ Enterprise Resource Planning – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Phần mềm ERP cho ngành cơ khí – Chế tạo là phần mềm được viết riêng cho ngành cơ khí chế tạo để giải quyết các bài toán đặc thù cho ngành cơ khí chế tạo. Do đó phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp quản trị tổng thể các hoạt động của mình từ đầu vào tới đầu ra như: Quản lý sản xuất, Quản lý Mua hàng và Cung ứng, Quản lý Hàng hóa và Kho, Quản lý Tài chính Kế toán, Quản lý Bán hàng,….Qua đó tối ưu hóa các nguồn lực và gia tăng tính cạnh tranh trong ngành, hệ thống cũng là nền tảng giúp doanh nghiệp bắt kịp xu thế chuyển đổi số và phát triển bền vững.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về phần mềm này và những ứng dụng của nó trong công tác quản trị doanh nghiệp cơ khí.

Các chức năng cơ bản của phần mềm ERP cho ngành cơ khí – Chế tạo:

1. Quản lý bán hàng

 Phân hệ quản lí bán hàng trong phần mềm hỗ trợ bộ phận kinh doanh và kế toán theo dõi quản lý doanh thu và các khoản nợ một cách chặt chẽ, chính xác thông qua việc:

  • Theo dõi quản lý việc bán hàng theo khách, hợp đồng, bộ phận/nhân viên, vùng/miền, nhóm hàng…
  • Lập, thực hiện và theo dõi giảm giá, chiết khấu khuyến mãi qua chính sách giá. Tự động tính chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chiết khấu cuối kỳ theo chính sách đã khai báo.
  • Khai báo tự động tính và định khoản thuế GTGT đầu ra, thuế tiêu thụ đặc biệt và tự động tính toán tiền chiết khấu bán hàng, giảm giá, khuyến mãi.
  • Lập và theo dõi ghi nhận ứng trước tiền hàng, lịch thanh toán hóa đơn, đối chiếu thu tiền với hóa đơn.
  • Quản lý, theo dõi công nợ khách hàng, theo dõi phân tích tuổi nợ, các kỳ hạn nợ. Tạo bút toán, ghi nhận và điều chỉnh doanh thu công nợ.
  • Tự động tính giá vốn của hàng bán theo nhiều phương pháp khác nhau: Đích danh, giá trung bình tháng, trung bình thời điểm, giá nhập trước xuất trước…

2.Quản lý mua hàng

Chức năng quản lí mua hàng là công cụ đắc lực cho bộ phận mua hàng và kế toán trong:

  • Lập và theo dõi, kiểm soát kế hoạch mua hàng theo từng kỳ, từng bộ phận, dự án,…
  • Lập và in đơn hàng mua, phiếu nhập mua, chi phí vận chuyển, chi phí dịch vụ, phiếu chi trả nhà cung cấp, bù trừ công nợ, thanh toán tạm ứng trên máy tính.
  • Cập nhật, tự động so sánh và lựa chọn báo giá của nhà cung cấp.
  • Kiểm duyệt phiếu qua các trạng thái (Lập chờ duyệt, duyệt chờ hoàn thiện, nhập kho chưa hạch toán, đã hoàn thiện, đã khóa). Quản lý có thể trực tiếp phê duyệt đề nghị mua.
  • Theo dõi, hạch toán tự động tính thuế GTGT, thuế tiêu thụ, thuế nhập khẩu theo tờ khai hải quan. Phân bổ chi phí mua, vận chuyển, thuế nhập cho các mặt hàng, lô hàng (theo giá trị/số lượng).
  • Theo dõi tiến trình thực hiện đơn hàng/hợp đồng. Tiến độ nhập hàng, tiến độ thanh toán công nợ từng hóa đơn, lô hàng, nhà cung cấp, hợp đồng, đơn hàng, bù trừ công nợ giữa các nhà cung cấp. Theo dõi tiền trả trước, tuổi nợ của các hóa đơn và lô hàng mua.

Giám sát công nợ phải trả nhà cung cấp theo nhiều tiêu thức khác nhau (hóa đơn, nhà cung cấp, hợp đồng, đơn hàng, nhân viên…)

3. Quản lý tài chính kế toán

  Phân hệ tài chính kế toán  là trung tâm tiếp nhận, kiểm soát và cập nhật dữ liệu nhằm xử lý tài chính, quản lý nguồn tiền của doanh nghiệp. Phân hệ tài chính kế toán được kết nối dữ liệu trực tiếp với các phân hệ khác như: “Quản lý Bán hàng”, “Quản lý Mua hàng”, “ Quản lý Sản xuất”, …Những thông tin dữ liệu từ phân hệ này cung cấp sẽ trợ giúp hiệu quả cho nhà quản lý trong việc lập kế hoạch tài chính và đưa ra các quyết định kịp thời–chính xác về thu / chi, đầu tư tài chính.

Một số tính năng tiêu biểu đó là:

  • Kế toán bán hàng: Việc kế thừa dữ liệu từ phân hệ phần mềm Quản lý bán hàng, thêm hạch toán vào các phiếu sẽ theo dõi chính xác công nợ, thúc đẩy nhanh việc thu hồi, đưa ra các dự kiến về hạn thu tiền…
  • Kế toán vốn bằng tiền: Khả năng hạch toán, theo dõi và quản lý theo nhiều loại tiền như VND, USD,..Xử lý và theo dõi mức tín dụng, khế ước đáo hạn,…Quản lý và cảnh báo các quỹ tiền mặt và tiền gửi. Lập và tính lãi suất các khoản vay hoặc các khoản thanh toán quá hạn. So sánh thu/chi giữa kế hoạch và thực tế theo khoản mục, bộ phận. Các báo cáo in gồm có: Sổ quỹ / Sổ kế toán tiền mặt, Nhật ký thu / chi tiền, Sổ tiền gửi, Sổ theo dõi các khoản vay, Bảng tính lãi vay…
  • Kế toán mua hàng: Việc kế thừa dữ liệu từ phân hệ phần mềm Quản lý mua hàng, bổ sung thêm hạch toán vào các phiếu sẽ hỗ trợ quản lý tốt việc thanh toán công nợ.
  • Kế toán tài sản, Công cụ dụng cụ: Việc kế thừa dữ liệu từ phân hệ phần mềm Quản lý tài sản cố định và bổ sung thêm hạch toán giúp quản lý và theo dõi tài sản trong suốt cả quá trình từ hình thành đến khi thanh lý.
    Phần mềm cho phép tính khấu hao theo nhiều phương pháp khác nhau, phù hợp với các chuẩn mực kế toán đã ban hành.
  • Kế toán sản xuất, giá thành: giúp thiết lập phiếu phiếu nhập thành phẩm, kế thừa dữ liệu từ phân hệ phần mềm Quản lý sản xuất, bổ sung thêm hạch toán tập hợp chi phí, trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm.

4. Quản lý kho hàng: Tích hợp với máy Handy Terminal tự động nhập/xuất kho với 1 thao tác quét QR code

Phần mềm cho phép quản lý kho bao gồm toàn bộ nguyên liệu, vật tư, thành phẩm trong kho giúp kiểm soát lượng tồn kho của từng mặt hàng, thông báo cho nhà quản lý về số lượng, tình trạng hàng hóa trong kho. Tính năng này giúp doanh nghiệp lên kế hoạch bán hàng, xây dựng các chương trình chiết khấu, khuyến mãi phù hợp với những mặt hàng sắp hết hạn hoặc những mặt hàng bị ứ đọng số lượng lớn, từ đó kiểm soát nguồn vốn hiệu quả.

Một trong những ưu điểm đặc biệt của phần mềm là giúp doanh nghiệp tự động nhập xuất kho nhờ quét QR code trên sản phẩm. Theo đó Ngay từ khâu sản xuất, phần mềm cho phép mã hóa các thông tin về sản phẩm như: mã sản phẩm, tên sản phẩm, lô sản xuất, quy trình sản xuất, ngày sản xuất, công thức sản xuất…thành các mã QR code và được dán lên thành phẩm/ bán thành phẩm. Khi nhập kho nhân viên chỉ cần quét mã quét mã QR code trên sản phẩm bằng máy Handy Terminal. Phần mềm sẽ ghi nhận số lượng nhập xuất và tự động tạo phiếu xuất/nhập kho. Đây là phương pháp giúp tiết kiệm thời gian tạo phiếu nhập kho và giảm hoàn toàn sự nhầm lẫn trong quá trình nhập liệu.

  Kiểm kê kho bằng QR Code/ Barcode: Chỉ cần scan mã QR code/ Barcode trên các lô sản phẩm, phần mềm sẽ tự động ghi nhận số lượng hiện tại và tạo phiếu kiểm kê kho và cho phép đối chiếu với số lượng tồn kho trên phần mềm. Điều này hạn chế tối đa sai sót so với kiểm kê thủ công. Bên cạnh đó còn tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm kê kho.

5. Tích hợp với hệ thống 3S MES để quản lý toàn diện hoạt động sản xuất theo thời gian thực

Phần mềm  khi được kết nối với hệ thống 3S MES sẽ giúp theo dõi hoạt động sản xuất theo thời gian thực, hướng đến nhà máy thông minh. Một số tính năng tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Thống kê sản phẩm trong các công đoạn sản xuất rời rạc theo thời gian thực nhờ kết nối với hệ thống IIoT ( Internet vạn vật công nghiệp)
  • Theo dõi tiến độ sản xuất, tự động cảnh báo sai sót trong quá trình sản xuất;
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn sản xuất;
  • Quản trị thiết bị & bảo trì bảo dưỡng ;
  • Quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
  • ERP hỗ trợ doanh nghiệp trong thiết lập kế hoạch sản xuất, và lịch sản xuất tự động.

6. Báo cáo quản trị

Hệ thống cho phép hiển thị báo cáo quản trị dưới dạng Dashboard, giúp lãnh đạo có thể xem nhanh tổng quan tình hình hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trực thuộc theo ngày/tuần/tháng/quý/năm, với các thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời từ đó có thể có những định hướng cho doanh nghiệp.


Nhờ ứng dụng lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm bắt được thực trạng doanh nghiệp ngay
trong thời gian thực

Lợi ích đạt được khi ứng dụng hệ thống cho doanh nghiệp cơ khí:

  • Quản trị toàn diện doanh nghiệp trên cùng một hệ thống phần mềm ERP
  • Tự động trong lập kế hoạch sản xuất, và lập lịch sản xuất tiết kiệm thời gian, nhân công
  • Tối ưu việc tính toán và quy trình báo giá cho bộ phận bán hàng
  • Quản lý kho thông minh, nhanh chóng
  • Quản lý chất lượng
  • Hỗ trợ trong truy xuất nguồn gốc
  • Làm tăng chất lượng dịch vụ khách hàng
  • Là cánh tay đắc lực dành cho ban lãnh đạo doanh nghiệp
Tạm kết

Ngành công nghiệp cơ khí đang được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển trong thời gian gần đây. Ứng dụng phần mềm ERP chính là bước đệm đầu tiên trên hành trình chuyển đổi số doanh nghiệp cơ khí. Bạn hoàn toàn có thể được tư vấn miễn phí và demo về phần mềm ERP cho ngành cơ khí bằng cách liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 098 9987 






Đăng nhập to leave a comment
Chuỗi cung ứng 4.0 với ngành hàng tiêu dùng