CÁCH LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH Ô TÔ NHẰM TĂNG DOANH THU.

Với sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường ô tô hiện nay, các chủ cửa hàng cần xây dựng kế hoạch kinh doanh cẩn thận, để đánh bại đối thủ và tiếp cận khách hàng nhanh hơn. Ngoài ra, một kế hoạch kinh doanh ô tô phù hợp sẽ giúp cửa hàng phát triển bền vững trong tương lai. Vậy làm thế nào để lập một kế hoạch kinh doanh ô tô hiệu quả?

Bước 1: Xác định mô hình để lập kế hoạch kinh doanh

Trước khi xây dựng một kế hoạch kinh doanh ô tô, các bạn cần xác định xem mình muốn kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ô tô gì. Mỗi mô hình đều có những đặc điểm khác nhau khi lập kế hoạch. Dưới đây là ba loại hình chính trên thị trường hiện nay:

Kinh doanh gara ô tô

Kinh doanh gara ô tô

Đây là loại hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn hiện nay. Với mô hình này, lĩnh vực kinh doanh chính sẽ là sửa chữa, bảo dưỡng xe hơi. Đối tượng khách hàng mục tiêu là những chủ sở hữu ô tô. Ngoài ra, để kinh doanh gara ô tô, bạn sẽ cần phải thuê một mặt bằng khá lớn, đủ không gian để chữa và sửa nhiều xe. Nhân sự bắt buộc phải có tay nghề kỹ thuật cao, không chỉ có kiến thức về nhiều dòng xe mà còn hiểu cách từng xe vận hành, các loại động cơ, phụ tùng,… để đưa ra phương án sửa chữa sao cho phù hợp.

Kinh doanh cho thuê xe ô tô

Kinh doanh cho thuê xe ô tô

Với loại hình kinh doanh này, tệp khách hàng mục tiêu sẽ khác với tệp khách hàng của loại hình kinh doanh phụ tùng ô tô hay gara ô tô. Đối tượng khách hàng tiềm năng mà chủ cửa hàng cần nhắm tới là những cá nhân không sở hữu xe ô tô có mong muốn được thuê xe tự lái hoặc có người lái dưới dạng dịch vụ theo thời gian.

Khi đó, chủ cửa hàng cần chú ý  đến các loại xe mà mình đang sở hữu và các tài xế đang làm việc cùng. Thông thường, mua lại xe cũ sẽ là lựa chọn giúp các chủ cửa hàng tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cần tránh mua phải xe dùng lâu, hỏng hóc nhiều bởi bạn sẽ phải bỏ tiền ra để bảo dưỡng lại chúng. Bạn cần có kiến thức đủ sâu về các loại xe ô tô để kiểm tra xem đâu là xe chất lượng tốt mà giá cả phải chăng. Ngoài ra, chủ cửa hàng sẽ phải chuẩn bị các phí như phí đường bộ, phí bảo hiểm ô tô,…

Kinh doanh phụ tùng ô tô

Kinh doanh phụ tùng ô tô

Đối với việc kinh doanh phụ tùng ô tô, chủ cửa hàng cần xác định xem bạn sẽ bán buôn hay bán lẻ. Nếu bán buôn, khách hàng sẽ là những xưởng gara ô tô, các cửa hàng bán lẻ. Nếu bán lẻ, bạn sẽ nhắm đến đối tượng khách hàng là những người sở hữu ô tô. Ngoài ra, các sản phẩm kinh doanh cũng rất đa dạng, từ phụ tùng chuyên sửa chữa ô tô, cho đến các sản phẩm chuyên dùng để độ ô tô, trang trí xe hơi. 

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng

Đây là bước cực kỳ quan trọng bởi nếu bạn xác định được khách hàng là ai thì bạn sẽ đưa ra được những phương án phù hợp với đối tượng nhắm đến. Tùy từng mô hình kinh doanh ô tô mà bạn có những đối tượng khách hàng khác nhau.

Ví dụ nếu là kinh doanh gara ô tô hay phụ tùng ô tô, đối tượng nhắm đến thường chủ yếu là những người có xe hơi. Còn với việc kinh doanh cho thuê xe ô tô thì khách hàng sẽ là những cá nhân, doanh nghiệp không sở hữu hoặc thiếu xe để di chuyển. Ngoài ra, chủ cửa hàng cần phác họa chi tiết về khách hàng tiềm năng thông qua những thông tin như giới tính, độ tuổi, địa điểm, những yêu cầu cụ thể về sản phẩm và dịch vụ,…

xác định đối tượng khách hàng

Sau khi xác định các nhóm đối tượng tiềm năng, chủ cửa hàng cần chia nhỏ và phân loại khách hàng để đưa ra những phương án tiếp cận và chăm sóc phù hợp. 

Ví dụ, khi lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ cho thuê xe ô tô, chủ cửa hàng có thể phân nhóm đối tượng thành hai loại chính: Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Với khách cá nhân, bạn lại chia tiếp theo các đối tượng như: người có thu nhập trung bình và người có thu nhập cao. Với khách hàng doanh nghiệp, chủ cửa hàng nên chia theo thời gian thuê xe (ngắn hạn hay dài hạn).

Bước 3: Phân tích thị trường kinh doanh ô tô

Bất cứ một thị trường nào, kể cả kinh doanh ô tô cũng luôn có sự thay đổi và biến động không ngừng. Có hai môi trường lớn mà cửa hàng cần quan tâm, đó chính là môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Các môi trường vĩ mô như:

  • Chính sách và luật pháp;

  • Môi trường tự nhiên; 

  • Xã hội và văn hóa;

  • Tình hình kinh tế.

Ví dụ, khi đại dịch COVID-19 diễn ra, kinh tế suy thoái, người tiêu dùng không có nhiều kinh tế để sở hữu ô tô. Không chỉ có cầu giảm, nhiều người còn bán ô tô do không còn nhu cầu sử dụng. Điều này tác động không nhỏ đến ngành ô tô (bao gồm kinh doanh xe hơi, phụ tùng xe, dịch vụ sửa chữa,…)

Phân tích thị trường kinh doanh ô tô

Ngoài các yếu tố vĩ mô, những vấn đề liên quan đến vi mô, cụ thể như đối thủ cạnh tranh, tình hình thị trường các ngành liên quan đến ô tô, nguồn cung, giá bán thị trường cũng là những điều mà chủ cửa hàng cần quan tâm. Đặc biệt với đối thủ cạnh tranh, bạn cần tìm hiểu những ưu, nhược điểm của họ, từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình và tìm phương án để đánh bại họ.

Ví dụ, nếu kinh doanh phụ tùng ô tô, đối thủ có thể sẽ là những đơn vị cung cấp phụ tùng cách bạn 5km và cửa hàng online trên các nền tảng thương mại điện tử. Về nguồn cung sẽ là các nhà bán sỉ tại Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ,… hay những hãng có tên tuổi nổi tiếng như Sparco, Denso, Bosch,…

Bước 4: Xác định kênh bán hàng ô tô

Sau khi xác định được khách hàng và phân tích thị trường, chủ cửa hàng cần xác định xem mình sẽ kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đó ở đâu. Hiện nay có hai hình thức chính là kinh doanh online và offline. Tùy từng mặt hàng, dịch vụ bạn lựa chọn mà có những kênh khác nhau.

Nếu bạn lựa chọn kinh doanh gara ô tô, sửa chữa xe hơi thì kênh offline sẽ là chủ yếu và chủ cửa hàng sử dụng website, Facebook để tiếp cận khách hàng. Còn nếu bạn bán các sản phẩm như phụ tùng ô tô thì các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, website mua sắm hay Facebook sẽ là những kênh dễ tạo ra đơn hàng nhiều nhất.

Bước 5: Hoạch định ngân sách

Hoạch định ngân sách

Việc xây dựng ngân sách cần được cụ thể và chi tiết. Càng chi tiết bao nhiêu thì càng dễ quản lý bấy nhiêu. Có bốn khoản chính mà bạn cần phải hoạch định: nhân sự, các kênh bán hàng, nguyên vật liệu nhập vào và marketing. Tuy nhiên, do sự khác biệt trong dịch vụ và sản phẩm nên không phải bất cứ mặt hàng nào bạn cũng có thể có cơ cấu chi phí tương đương nhau.

Với việc kinh doanh sửa chữa xe ô tô, bạn sẽ phải tốn nhiều tiền cho chi phí mặt bằng xưởng. Nhưng nếu bán các loại phụ tùng thì chủ cửa hàng có thể tiết kiệm tiền mặt bằng khi sử dụng kênh bán hàng online là chủ yếu. 

Bước 6: Chuẩn bị giấy phép kinh doanh ô tô

Dù kinh doanh bất cứ mặt hàng hay dịch vụ nào liên quan đến ô tô, bạn cũng cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan để đăng ký kinh doanh. Do có nhiều loại sản phẩm, dịch vụ nên các yêu cầu để thành lập đơn vị kinh doanh sẽ khác nhau.

Nếu bạn bán các sản phẩm phụ kiện ô tô, bạn sẽ cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Hồ sơ đăng ký gồm có: 

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; 

  • Danh sách các cá nhân thành lập; 

  • Bản sao chứng thực căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia;

  • Bản sao chứng thực biên bản họp nhóm các cá nhân về thành lập hộ kinh doanh. 

Chuẩn bị giấy phép kinh doanh ô tô

Tuy nhiên, nếu bạn kinh doanh gara ô tô thì các loại giấy phép sẽ hoàn toàn khác. Điều kiện kinh doanh sửa chữa ô tô sẽ phải tuân theo quy định tại Điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP. Giấy phép kinh doanh sửa chữa ô tô cũng sẽ hoàn toàn khác, bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành;

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

  • Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất; 

  • Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành theo khoản 1, 5, 7, 8, 9, 10 Điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP.

Bước 7: Kế hoạch nhân sự

Kế hoạch nhân sự

Nhân sự đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ loại hình kinh doanh nào. Khi lập kế hoạch nhân sự kinh doanh ô tô, bạn cần đặt ra các yêu cầu cụ thể về nhân sự như số lượng nhân viên, yêu cầu và mô tả công việc hàng ngày.

Ví dụ với các loại hình kinh doanh dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng xe thì nhân sự bắt buộc phải có năng lực về mặt kỹ thuật và am hiểu sâu về động cơ, máy móc ô tô. Hay với loại hình kinh doanh cho thuê xe ô tô thì nhân sự cần có kiến thức về các dòng xe hơi và những tài xế có kinh nghiệm lái xe. Ngoài ra, bạn cần có một kế hoạch đào tạo riêng cho nhân viên. Yêu cầu về kỹ thuật càng cao thì việc đào tạo càng cần phải đầu tư nhiều hơn. Thậm chí, nếu kinh doanh gara ô tô, bạn có thể mở lớp và dạy các kiến thức cho nhân viên mới. 

Bước 8: Lập kế hoạch Marketing cho kinh doanh ô tô

Marketing đóng góp một phần không nhỏ để giúp cửa hàng tăng doanh thu. Hiện nay, marketing online là phương án được nhiều người sử dụng nhất. Có ba kênh chính bạn nên đầu tư nhằm tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ như: Website, Facebook, Google Ads và sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, tùy từng ngành hàng mà bạn sẽ có các phương pháp khác nhau. 

Lập kế hoạch Marketing cho kinh doanh ô tô

Ví dụ, nếu bạn marketing cho gara ô tô thì Website và Facebook sẽ là hai trang bạn quan tâm nhất. Chủ cửa hàng sẽ tối ưu SEO trang web và phát triển kênh Facebook, chạy Facebook Ads. Thậm chí, nếu có nhiều ngân sách hơn, bạn có thể thực hiện Google Ads, tăng khả năng tiếp cận từ khách hàng. Nhưng nếu chủ cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô và sử dụng kênh bán hàng là các trang thương mại điện tử, thì bên cạnh Website, Facebook và Google Ads, sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada sẽ là kênh marketing cần được đẩy mạnh.

Ngoài ra, bạn nên đưa ra những chính sách khuyến mại cho khách hàng như giảm giá cho đơn hàng đầu tiên, giảm giá khi mua nhiều sản phẩm, dịch vụ nào đó, mua hai tặng một. Thậm chí đưa ra các mã khuyến mãi cho những dịp đặc biệt như sinh nhật, giáng sinh, năm mới,…

Bước 9: Quản lý và kiểm tra kế hoạch kinh doanh ô tô

Đây là giai đoạn thực hiện và kiểm tra xem lập kế hoạch kinh doanh ô tô của bạn có hiệu quả hay không. Khi quản lý sát sao hoạt động kinh doanh ô tô, chủ cửa hàng sẽ nhanh chóng phát hiện những vấn đề phát sinh và đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu bạn quản lý bằng các phương pháp thủ công hay những phần mềm đơn giản, những sai sót sẽ xảy ra, dẫn đến những rủi ro trong tương lai. Hơn nữa, việc kinh doanh cũng không được tối ưu, mất nhiều thời gian thực hiện. Do đó, chủ cửa hàng cần sử dụng một phần mềm chuyên dụng riêng. Với ENMASYS bạn sẽ dễ dàng quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ bán hàng, kế toán, nhân sự cho đến quản lý quan hệ khách hàng và dự án.

Kết luận

Việc lập kế hoạch kinh doanh ô tô không hề dễ dàng bởi nó yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về thị trường, khách hàng và nguồn lực của bạn. Ngoài ra, chủ cửa hàng cần có phương pháp quản lý hiệu quả, kiểm tra và đưa ra những quyết định phù hợp nhất, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách triệt để. Mong rằng với bài viết trên, bạn đã biết được cách lập kế hoạch kinh doanh chính xác, tăng doanh thu cho cửa hàng.

Đăng nhập to leave a comment
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TĂNG TỐC CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH.