Bộ phận kinh doanh được xem là trái tim của doanh nghiệp, là nền tảng của mọi hoạt động kinh doanh. Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Với mục tiêu cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa quá trình kinh doanh, ERP là giải pháp tối ưu không chỉ giúp phòng kinh doanh theo dõi, quản lý hiệu quả. Tăng cường khả năng cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích mà ERP có thể mang lại cho doanh nghiệp khi thực hiện quá trình chuyển đổi số. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lợi ích này qua bài viết sau.
I. LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG ERP ĐỐI VỚI BỘ PHẬN KINH DOANH
1. Quản lý mối quan hệ khách hàng
Hệ thống ERP giúp theo dõi và quản lý thông tin khách hàng một cách hiệu quả hơn, từ tiềm năng đến hiện tại. Từ việc theo dõi mối quan hệ đến quản lý chuỗi cung ứng. Quản lý dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng, tiếp nhận phản hồi, giải quyết các thắc mắc, xử lý các khiếu nại. Giúp tạo cho khách hàng có một trải nghiệm tốt nhất về doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh đối với các đối thủ cùng ngành.
2. Phân tích dữ liệu kinh doanh
Cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu, theo dõi hiệu suất kinh doanh, xu hướng thị trường và dự đoán nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Hỗ trợ đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác và chi tiết nhất. Tăng cường khả năng đưa ra các chiến lược.
3. Quản lý và tích hợp thông tin
Hệ thống ERP kết hợp mọi thông tin kinh doanh từ các phòng ban khác nhau, giúp tạo ra nguồn thông tin đồng nhất và minh bạch. Qua đó, giúp bộ phận kinh doanh có các nhìn toàn diện và chính xác về tình hình hoạt động của công ty. Từ đó, lập ra các kế hoạch kinh doanh hợp lý cho doanh nghiệp.
4. Quản lý đối tác kinh doanh
Quản lý quan hệ hiệu quả với đối tác, từ đại lý, nhà cung cấp đến các đối tác chiến lược. ERP giúp theo dõi và quản lý thông tin về đối tác, nhà cung cấp, từ quá trình đàm phán đến quản lý hợp đồng và thanh toán. Tránh xảy ra những rủi ro không đáng có.
5. Tối ưu hóa quy trình kinh doanh
Hệ thống ERP giúp tự động hóa những quy trình kinh doanh, từ việc tiếp nhận, quản lý, xử lý đơn hàng đến quản lý kho và hoạch toán tài chính một cách đồng nhất. Giảm bớt các công việc thủ công và lãng phí thời gian, tối ưu hóa nguồn nhân lực. Điều này giúp giảm thiểu các sai sót không đáng có và tăng cường hiệu suất làm việc.
6. Quản lý chi phí và tài chính
Theo dõi chi phí và nguồn thu nhập, giúp quản lý ngân sách một cách hiệu quả. Theo dõi tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định hợp lý dựa trên điều kiện tài cchính của doanh nghiệp. Tránh những rủi ro không cần thiết về vấn đề tài chính.
7. Quản lý kho và chuỗi cung ứng
Bộ phận kinh doanh có thể theo dõi và quản lý tồn kho, đặt hàng và cận chuyển một cách hiệu quả. Giảm thiểu rủi ro thiếu hụt và đảm bảo nguồn hàng đúng lúc. Quản lý quá trình mua hàng và nhập hàng, lập kế hoạch sản xuất. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tránh tình trạng thiếu hụt sản phẩm hoặc dư thừa sản phẩm.
II. KẾT KUẬN
Trên đây là tất cả các lợi ích mà bộ phận kinh doanh có thể nhận lại sau khi áp dụng hệ thống ERP vào hoạt động quản lý. Trong tình hình kinh tế hiện hiện, ERP là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp đột phá trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp cải thiện hiệu suất một cách tối đa giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Góp phần tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, là chìa khóa đi đến thành công trên thị trường sản xuất thuốc thú y.