Trong doanh nghiệp, hệ thống hoạch định nguồn lưc doanh nghiệp (ERP có nhiệm vụ liên kết các bộ phận lại với nhau tạo thành một thể thống nhất giúp cho doanh nghiệp ổn định và phát triển. Vậy hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp có chức năng gì? Các xu hướng hệ thống ERP nổi bật trong tương lai ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về những điều thú vị này qua bài viết dưới đây!
I. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP có chức năng gì?
Hệ thống hoạch định nguồn lực ERP phải quản lý được toàn bộ quy trình, giúp cải thiện khả năng vận hành công việc bên trong một doanh nghiệp, tổ chức.
Việc tích hợp, xâu chuỗi tất cả quá trình sẽ giúp hệ thống thông tin trong phần mềm ERP kiểm soát tối ưu, thành công, chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp.
Các phân hệ của một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp thường bao gồm:
- Phần mềm quản lý Mua hàng
- Phần mềm quản lý Bán hàng
- Phần mềm quản lý sản xuất
- Phần mềm quản lý Kho
- Phần mềm Kế toán
- Phần mềm quản lý Hồ sơ nhân sự
- Phần mềm quản lý công việc
- Phần mềm quản lý Quan hệ khách hàng - CRM
- Etc.
Các phân hệ chức năng chính của ERP
II. Tác dụng của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP là gì?
1. Cải thiện kết quả hoạt động rõ rệt
Đặc điểm của hệ thống ERP là cho phép doanh nghiệp nắm rõ, kiểm soát và điều hành mọi công việc kinh doanh một cách hiệu quả, từ đó có cơ sở đưa ra phương án, kế hoạch phù hợp. Nhờ đó có thể xác định và việc lên kế hoạch triển khai ERP sẽ tối ưu hơn, giảm được thời gian lên kế hoạch thủ công.
Đồng thời phần mềm ERP hỗ trợ tự động hóa các chức năng thủ công thông thường, giúp nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ, dự án được giao, tăng năng suất lao động.
2. Dữ liệu tích hợp, minh bạch, được bảo mật chặt chẽ
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hợp nhất thông tin của toàn doanh nghiệp vào một cơ sở dữ liệu duy nhất.
Với mục tiêu được xây dựng đó là giúp từng cá nhân trong các bộ phận liên quan có thể cùng theo dõi những thông tin cụ thể, biết rõ các quy trình đã được diễn ra mà không cần lo tới việc bỏ lỡ, chồng chéo hay sai sót thông tin.
Đồng thời phần mềm ERP có quyền kiểm soát những ai có thể xem và chỉnh sửa thông tin trên hệ thống. Như vậy doanh nghiệp có thể yên tâm là các dữ liệu trên ERP sẽ bảo đảm được tính bảo mật và tính minh bạch.
3. Kiểm soát và quản lý mọi hoạt động trong doanh nghiệp trên một hệ thống duy nhất
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hỗ trợ ban lãnh đạo giải bài toán quản trị doanh nghiệp trên cùng một hệ thống giải pháp ERP cho doanh nghiệp duy nhất, thay vì phải quản lý rải rác, phân tán trên nhiều phần mềm riêng lẻ khác nhau. Việc này giúp đảm bảo quá trình làm việc đạt hiệu quả tối ưu hơn.
4. Nâng cao lợi thế cạnh tranh
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích: nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian chi phí, kiểm soát thông tin. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh đáng kể.
ERP nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp
III. Xu hướng của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trong tương lai
+) ERP có khả năng mở rộng, tích hợp
Hiện nay, có một số doanh nghiệp chỉ dùng phần mềm ERP nhưng không thể đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của họ. Họ đã tìm thêm một số phần mềm khác khác (ví dụ như phần mềm sản xuất, phần mềm quản lý bán lẻ, phần mềm quản lý mua hàng...) để đảm bảo hoạt động kinh doanh trơn tru hơn.
Khi đó, vấn đề của doanh nghiệp là làm sao để phần mềm ERP tích hợp được với các phần mềm này vào cùng một hệ thống duy nhất. Tuy nhiên, việc này thực hiện sẽ rất khó khăn.
Do đó, các phần mềm ERP có khả năng mở rộng, tích hợp đang và sẽ trở thành một xu hướng trong tương lai. Nó sẽ giúp doanh nghiệp tích hợp dễ dàng với các nền tảng dữ liệu sẵn có cũng như các phần mềm ứng dụng bất kỳ.