Lợi ích của phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp
Rút ngắn thời gian lập kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch trong sản xuất đảm bảo dòng sản xuất luôn được vận hành ổn định. Kể cả khi các máy được đưa vào sử dụng tối đa, với mức độ sản xuất thường xuyên, nhằm cung ứng kịp thời các đơn hàng có sự thay đổi cho khách hàng. Ngoài ra, một bản kế hoạch hiệu quả giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, đảm bảo tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó nhằm gia tăng lợi đem lại.
Phần mềm quản lý trong sản xuất sẽ tự động xây dựng kế hoạch sản xuất từng ngày, từng tuần, từng tháng dựa trên những thông tin thu thập được và luôn cập nhật từ đơn đặt hàng đến lịch giao hàng hay tình trạng tồn kho… Sau đó bộ phận quản lý có thể phê duyệt nhanh chóng trước khi chuyển xuống bộ phận sản xuất.
Người quản lý nắm bắt được sản xuất realtime
Phần mềm sẽ cung cấp trạng thái sản xuất và phân luồng các công việc tiếp theo đều đặn và hiển thị trên giao diện chính phục vụ người quản trị theo dõi. Thông tin trạng thái có thể bao gồm nhân sự được giao cho công việc; thành phần vật liệu được sử dụng trong sản xuất; điều kiện sản xuất hiện tại, và mọi cảnh báo, các công việc làm lại hoặc các ngoại lệ khác liên quan đến sản phẩm. Chức năng này bao gồm khả năng ghi lại thông tin sản xuất cho phép truy xuất nguồn gốc từ trước và sau của các thành phần và việc sử dụng chúng trong mỗi sản phẩm cuối cùng.
Phân tích và đánh giá hiệu suất
Phần mềm quản lý sản xuất cung cấp các báo cáo từ dữ liệu được cập nhật theo hoạt động sản xuất thực tế, các báo cáo này có sự đối chiếu với kế hoạch dự kiến và kế hoạch đã được triển khai trước đó, nhằm cung cấp cái nhìn toàn cảnh về hoạt động sản xuất. Kết quả hiệu suất bao gồm các phép đo như sử dụng tài nguyên, tính khả dụng của tài nguyên, thời gian chu kỳ đơn vị sản phẩm, sự phù hợp với lịch biểu và hiệu suất cho các tiêu chuẩn. Phân tích hiệu suất có thể bao gồm phân tích SPC / SQC và có thể rút ra từ thông tin được thu thập bởi các hàm điều khiển khác nhau để đo các thông số vận hành.
Tiết kiệm thời gian và nhân công trong thống kê sản xuất
Nhằm đảm bảo công việc thống kê sản xuất chính xác cao, người quản lý cần phải cập nhật đầy đủ và đều đặn hàng ngày những số liệu đầu vào của quy trình sản xuất như nguyên phụ liệu, thành phẩm nhập kho hay những nguyên liệu được tái sử dụng. Cần phải kiểm tra định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt một cách hiệu quả. Kiểm tra và đánh giá khách quan sau mỗi lần sản xuất của doanh nghiệp, dựa trên những tiêu chí: chất lượng sản phẩm (tỷ lệ lỗi, định mức tỷ lệ lỗi), năng lực sản xuất, hồ sơ sản xuất (sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất), bảng giá thành cho sản phẩm, theo dõi tiến độ sản xuất dựa trên: theo dõi đơn hàng và hồ sơ chạy máy (giờ chạy máy, lượng sản phẩm được sản xuất, thống kê sản phẩm lỗi, hỏng…)
Công việc thống kê sản xuất được chính xác là nền tảng hỗ trợ công tác đánh giá, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp được hiệu quả nhất.
Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng
Phần mềm quản lý sản xuất cho phép các công cụ để kiểm soát chất lượng từ đầu đến cuối quá trình sản xuất, cải thiện tính nhất quán về chất lượng bằng cách phối hợp các hoạt động chất lượng, và triển khai tập trung chính sách chất lượng cho toàn bộ mạng lưới sản xuất với tính nhất quán đồng bộ, khi phát hiện ra các sai lệch có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, đồng thời cung cấp giao thức để sửa lỗi không phù hợp của các sự kiện khác.
Giảm tỷ lệ NG do phần mềm giúp quản lý hiệu quả quá trình bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng
Thiết bị máy móc là nguồn lực chính tạo ra thành phẩm trong khu vực sản xuất, một động cơ tốt sẽ tối ưu năng suất gấp vài lần so với máy móc không được chú trọng cũng như có khả năng sử dụng lâu dài. Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, doanh nghiệp sẽ tối ưu được các công đoạn tính toán thủ công, giám sát các thiết bị hoạt động hiệu quả, tránh được tình trạng hỏng hóc đột ngột trong quá trình sử dụng. Từ đó tối ưu hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất lao động cũng như giảm thiểu chi phí đầu tư hay chi phí sửa chữa.