Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng là gì? Đặc điểm và công cụ quản lý.

Kinh doanh theo hình thức chuỗi cửa hàng không còn xa lạ. Thị trường đã xuất hiện nhiều ông lớn đi theo con đường kinh doanh chuỗi như FPT, thế giới di động, bách hoá xanh,... Để phát triển hệ thống cửa hàng, doanh nghiệp sẽ xây dựng mô hình quản lý chuỗi cửa hàng phù hợp nhất với quy trình kinh doanh, vận hành.


Mô hình chuỗi cửa hàng Winmart
Mô hình chuỗi cửa hàng WinMart

Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng là gì?

Quản lý chuỗi cửa hàng là công việc kiểm soát, theo dõi toàn bộ quá trình vận hành, hoạt động của chuỗi cửa hàng. Các dữ liệu, thông tin hoạt động được tổng hợp thành các báo cáo chi tiết, giúp nhà quản trị bao quát được hoạt động kinh doanh và ra chiến lược phát triển.

Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng là phân cấp bậc quản lý chi nhánh cho một hệ thống cửa hàng. Các chi nhánh cửa hàng vừa hoạt động độc lập, vừa phải có sự liên kết với nhau trong các khâu cần thiết.

Tại sao cần phải xây dựng mô hình quản lý chuỗi cửa hàng?

Có rất nhiều góc độ cần phải quản lý trong một chuỗi cửa hàng như: Quản lý tài chính, kho, nhân sự, bán hàng, nhà cung cấp, khách hàng,... Để nhà quản trị có thể bao quát hết mọi hoạt động, doanh nghiệp buộc phải xây dựng mô hình quản lý chuỗi cửa hàng phù hợp. Cần phải xây dựng mô hình quản lý chuỗi cửa hàng phù hợp để:

  • Bán hàng thông minh, hiệu quả, gia tăng doanh số

  • Quản lý kho hàng hoá chặt chẽ, tránh lãng phí, thất thoát

  • Kiểm soát và đánh giá chính xác năng lực nhân viên

  • Tài chính minh bạch, chính xác, theo dõi dòng tiền

  • Tổng hợp báo cáo kinh doanh, hỗ trợ ra quyết định, chiến lược phát triển

  • Ra chiến lược thu hút khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ

Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả có những đặc điểm gì?

Một mô hình quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả sẽ đảm bảo được những tiêu chuẩn sau:

  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Thường xuyên đánh giá chất lượng hàng hoá, đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt, ưng ý, khiến khách hàng hài lòng.

  • Điều phối hoạt động cửa hàng trơn tru: Mọi công việc tại các cửa hàng như bán hàng, chăm sóc khách hàng, quản lý ca làm việc, kế toán thu chi, xuất nhập kho hàng,... đều được thực hiện chỉn chu, chuẩn chỉnh, không có sai sót.

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu chuỗi cửa hàng: Một phần không thể thiếu trong công việc quản lý chuỗi cửa hàng đó là xây hình hình ảnh thương hiệu. Chuỗi cửa hàng thường hướng tới xây dựng hình ảnh thương hiệu với sản phẩm tốt, chất lượng phục vụ tuyệt vời. 

  • Kiểm soát dòng tiền: Báo cáo chính xác doanh thu, chi phí mọi hoạt động. Nhà quản trị có thể thấy được báo cáo từ tổng quan đến chi tiết để đưa ra chiến lược cắt giảm chi phí, tăng trưởng doanh thu.
Phần mềm quản lý sản xuất

Xây dựng mô hình quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả

Thông thường, một mô hình quản lý chuỗi cửa hàng sẽ gồm một trụ sở văn phòng chính, là nơi tập hợp các phòng ban chính điều hành chuỗi bán lẻ như: Ban giám đốc, kế toán tài chính tổng hợp, marketing,...

Tiếp theo, liên kết với văn phòng trung tâm là hệ thống các chi nhánh cửa hàng. Mỗi cửa hàng sẽ gồm bộ phận tiêu biểu như: quản lý cửa hàng, nhân viên bán hàng, nhân viên kho,...

Trong mỗi phòng ban khác nhau sẽ có sự phân cấp chi tiết từ quản lý tới nhân viên. Vấn đề đặt ra ở đây là: Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng dễ trở nên cồng kềnh, nhiều thủ tục. Để mô hình quản lý chuỗi cửa hàng hoạt động hiệu quả, tránh chi phí thì doanh nghiệp cần có một quy trình vận hành khoa học, logic và có sự hỗ trợ từ công cụ quản lý thông minh.

Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả

Công cụ hỗ trợ mô hình quản lý chuỗi cửa hàng

Hiện nay, xu hướng ứng dụng phần mềm vào mô hình quản lý chuỗi cửa hàng không còn xa lạ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp lóng ngóng, mơ hồ trong khâu tìm kiếm, tiếp cận công cụ hiệu quả. Để giải bài toán này, đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu được công cụ phần mềm sẽ giúp ích những gì cho mô hình quản lý chuỗi cửa hàng.

Phần mềm quản lý có ý nghĩa như thế nào với mô hình quản lý chuỗi cửa hàng?

  • 70% thao tác quản lý thủ công có thể thay thế bằng quản lý trên phần mềm. Cắt giảm thao tác thủ công giúp hạn chế sai sót, chuẩn hoá và đồng bộ dữ liệu, tạo báo cáo nhanh chóng và kịp thời. Từ đó giúp giảm chi phí quản lý.

  • Vận hành hoạt động kinh doanh trơn tru, hoạt động mua bán nhanh chóng, tiện ích khi sử dụng phần mềm quản lý. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng hỗ trợ đa dạng hình thức thanh toán, quét mã sản phẩm, xuất hoá đơn… sự tiện dụng làm tạo nên sự hài lòng cho khách hàng và giảm áp lực cho nhân sự.

  • Quản lý từ xa hiệu quả nhờ dữ liệu đồng bộ trên một hệ thống. Mọi dữ liệu kinh doanh được tổng hợp và đưa về trụ sở chính. Nhà quản trị dễ dàng theo dõi trên thiết bị máy tính hoặc di động.

  • Phần mềm quản lý giúp cho việc quản lý doanh thu, thu chi rõ ràng, minh bạch, nâng cao tính trách nhiệm và kiểm soát sự trung thực của nhân sự.

Ngoài ra, phần mềm quản lý còn có nhiều tính năng khác, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho mô hình quản lý chuỗi cửa hàng.

Xem thêm tính năng phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng: 

Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng là yếu tố then chốt, quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp bán lẻ. Việc ứng dụng phần mềm quản lý thông minh cũng là xu thế tất yếu để doanh nghiệp đi xa hơn và phát triển bền vững. Trên thực tế, những chuỗi bán lẻ có tốc độ phát triển vượt bậc, đột phá đều có yếu tố phần mềm quản lý hiệu quả góp phần tạo dựng nên thành công đó.

Doanh nghiệp bán lẻ đang loay hoay trong việc xây dựng mô hình quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả? Chưa biết nên bắt đầu từ đâu với phần mềm quản lý thông minh? Hãy liên hệ với chuyên gia chuyển đổi số hàng đầu để tìm hướng đi phù hợp.

Đăng nhập to leave a comment
Phần mềm quản lý quy trình sản xuất hiệu quả cần phải có những tính năng nào?