Tổng quan về hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP.

  Hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP (Enterprise resource planning systems) là một loại giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban giúp một doanh nghiệp, một tổ chức có thể sử dụng để thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm lập kế hoạch về sản phẩm, chi phí, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, tiếp thị và bán hàng, giao hàng và thanh toán. Vậy phần mềm này có vai trò gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Định nghĩa hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP

Thông thường ở trong các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, mỗi phòng ban người ta sẽ dùng một loại phần mềm khác nhau. Khi dùng từng phần mềm riêng lẻ như cách truyền thống, việc kết nối các dữ liệu với nhau rất khó, nhất là khi khối lượng dữ liệu lớn hoặc các phần mềm của từng phòng ban không tương thích với nhau, thế nên sự phối hợp giữa nhiều bộ phận của một công ty trở nên khó khăn, tốn kém, mất thời gian.

Còn với Hệ thống ERP nó có thể tích hợp thông tin từ tất cả các phòng ban và chức năng trên một doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất có thể phục vụ nhu cầu riêng lẻ và đa dạng của các phòng ban khác nhau. Nó phục vụ cho nhu cầu về nhân sự, tài chính, nhà kho, cung ứng và bất kỳ bộ phận khác nhau mà quá trình kinh doanh cần phải có.

ERP là quá trình hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp. Đây là mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý các hoạt động kinh doanh, thu thập, lưu trữ và diễn giải dữ liệu. Hệ thống ERP tích hợp nhiều công cụ vào trong một ứng dụng duy nhất như lên kế hoạch sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ giao hàng, marketing và bán hàng, quản lý kho, kế toán tài chính cho những doanh nghiệp lớn.

2. Vai trò hệ thống quản trị ERP

Gia tăng hiệu quả công việc: 

Trên hệ thống ERP quy trình và kế hoạch kinh doanh được xây dựng rõ ràng. Qua đó doanh nghiệp sẽ có định hướng phát triển đúng đắn giúp hiệu quả công việc được tăng cường một cách tối ưu.

Hạn chế tối đa sai sót dữ liệu: 

Việc dịch chuyển dữ liệu thủ công từ phòng ban này qua phòng ban khác thường dễ xảy ra nhiều sai sót. Nhưng với phần mềm ERP thì chỉ cần một thao tác đơn giản, dữ liệu sẽ được cập nhật trên toàn hệ thống giúp tình trạng sai sót dữ liệu được hạn chế xuống mức thấp nhất.

Hỗ trợ nhân viên làm việc dễ dàng: 

ERP giảm thiểu các thao tác thủ công bằng quy trình tự động hóa. Điều này giúp mỗi một nhân viên nhận được thông tin nhanh chóng về bộ phận làm việc, ngày công, lương thưởng và cả kho tài liệu khổng lồ tại công ty,… Mọi công việc theo đó sẽ được tiến hành một cách trơn tru và dễ dàng hơn rất nhiều.

Phần mềm ERP cho thấy nhiều tính năng ưu việt như có khả năng đồng bộ cao nhờ tính liên kết chặt chẽ của hệ thống IT, sự phối hợp của các phòng ban và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống phần mềm này còn có tính linh hoạt tốt giúp cập nhật mọi thông tin và thay đổi nhanh chóng.

3. Đặc điểm hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP

ERP là một hệ thống quản trị các hoạt động theo những quy tắc, kế hoạch rõ ràng, trật tự. Những nhiệm vụ cụ thể của nhân viên cần được xác định ngay từ ban đầu với những quy tắc nhất quán. Những kế hoạch kinh doanh cần được lập ra một cách rõ ràng, tuần tự theo định kỳ ngày/ tháng/ năm.​

ERP doanh nghiệp là một hệ thống hỗ trợ liên kết các phòng ban lại với nhau để cùng làm việc một cách hiệu quả. Mỗi phòng ban phải kết nối với các bộ phận khác chứ không phải là hoạt động một cách độc lập, riêng lẻ.

ERP trong doanh nghiệp là một hệ thống quản trị tổng hợp nguồn lực doanh nghiệp. Mọi thành viên trong công ty từ quản lý đến nhân viên, các công đoạn và phòng ban đều được xâu chuỗi với nhau thành một quá trình hoạt động chuyên nghiệp, trật tự.

ERP chỉ là một phần mềm hỗ trợ chứ không có chức năng như dây chuyền sản xuất tự động. ERP cũng không có khả năng thay thế được sức người.

4. Thực trạng ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện nay

Tại Việt Nam, khái niệm phần mềm ERP xuất hiện từ năm 2000. 

Đến năm 2006, chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt đưa vào ứng dụng phần mềm ERP và đến năm 2008 thì tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng ERP đã lên tới 7% (Theo số liệu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI).

Năm 2014 tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng ERP tại Việt Nam đã lên đến 17% (Theo VECITA).

Hiện nay, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2015, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội đồng thời cũng mang đến những thách thức vô cùng lớn, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp cũng ý thức được vai trò của ứng dụng giải pháp Công nghệ thông tin trong hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Theo khảo sát của Microsoft, sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có tới 98% lãnh đạo doanh nghiệp đều tin rằng ứng dụng ERP là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường.

Đến năm 2022 việc ứng dụng ERP ở Việt Nam đã khá phổ biến trong các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề từ ngân hàng, thương mại, bán lẻ, may mặc, đến bao bì, cơ khí chế tạo, nội thất…

5. Giải pháp ứng dụng hệ thống quản trị ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

ENMASYS là giải pháp quản trị dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Phần mềm quản lý doanh nghiệp ra đời với mục đích giúp các doanh nghiệp ứng dụng CNTT để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, nâng cao trình độ nhân sự, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Doanh nghiệp có thể tùy ý lựa chọn các ứng dụng phù hợp với nhu cầu quản trị của tổ chức. Mỗi ứng dụng chính là một phần mềm thu nhỏ. Tuy nhiên, khác với các phần mềm riêng lẻ khác như phần mềm bán hàng, phần mềm CRM (chăm sóc khách hàng), phần mềm kế toán, ... toàn bộ các dữ liệu của các ứng dụng trong phần mềm quản lý doanh nghiệp sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau, giúp người dùng tiết kiệm thời gian nhập liệu, hạn chế tối đa sai sót, tiết kiệm thời gian.

Triển khai ERP tại doanh nghiệp được tư vấn hệ thống bởi chuyên gia hàng đầu về ERP. Đồng thời, đội triển khai chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm cùng với các dịch vụ chất lượng kèm theo đảm bảo đưa dự án tới thành công.

Đăng nhập to leave a comment
Phần mềm ERP là gì? Phần mềm ERP có vai trò quan trọng gì đối với doanh nghiệp.