Vai trò của quản lí chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa, vai trò của quản lý chất lượng ngày càng trở nên quan trọng, trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp.

Nhật Bản và Đức là những quốc gia bại trận trong đại chiến thế giới thứ hai, không tài nguyên dồi dào nhưng họ trở thành đất nước hùng mạnh mạnh. Một trong những yếu tố đem lại sự thành công này là cả hai giải quyết thành công bài toán quản trị chất lượng sản phẩm. Cả hai quốc gia đều tập trung nỗ lực để có được hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn khách hàng trong nước và quốc tế. Do đó có thể thấy được vai trò của quản lý chất lượng đặc biệt quan trọng với sự thành bại của một doanh nghiệp nói chung và sự phát triển của một đất nước nói riêng.



1. Vai trò của quản lý chất lượng đối với doanh nghiệp

1.1. Nâng cao ý thức người lao động

Để có thể thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng một cách toàn diện, chỉ Bộ phận Lãnh đạo và Quản lý các phòng ban là không đủ. Doanh nghiệp còn cần đến sự tham gia tích cực của toàn bộ nhân viên trong tổ chức, từ các công nhân trong phân xưởng, cho tới nhân viên của khối văn phòng cũng Ban Quản trị. Bởi, sự hợp tác và gắn kết của từng cá nhân sẽ thúc đẩy hiệu quả việc quản lý chất lượng một cách xuyên suốt mọi nghiệp vụ trong tổ chức.

Thực tế này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức các buổi đào tạo không chỉ về ứng dụng các công cụ, phương pháp tiên tiến mà còn trang bị tư duy quản trị khoa học. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm cũng như nhiệm vụ cụ thể của từng cấp bậc nhân viên trong việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức: nâng cao chất lượng công ty.

Nhờ vậy, ý thức mỗi người lao động trong tổ chức cũng sẽ được gia tăng. Và đây chính là khởi đầu cho sự thành công của doanh nghiệp trong nhiệm vụ quản trị chất lượng hiệu quả, toàn diện.

1.2. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Đây chính là vai trò dễ thấy nhất khi doanh nghiệp có thể thực hiện việc quản lý chất lượng một cách hiệu quả. Thông qua việc xác định tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ: Sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp cần đạt những tiêu chí gì? Từ căn cứ trên, các đơn vị cũng dễ dàng tạo ra các tiến trình để xử lý lỗi trên sản phẩm và đề ra các giải pháp cụ thể đối với mỗi tình huống lỗi.

Việc này cho phép mỗi đơn vị không còn gặp phải vấn đề: chất lượng sản phẩm/dịch vụ khác nhau trong mỗi lần sản xuất. Nhờ vậy, các công ty có thể đảm bảo mọi hàng hóa đều có thể đáp ứng được yêu cầu, chất lượng khi đến tay khách hàng.

1.3. Giảm các chi phí phát sinh do sai hỏng

Việc giảm chi phí sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp sản xuất để có thể gia tăng lợi nhuận đem lại. Đây là nhiệm vụ cần thiết nhưng cũng vô cùng khó khăn nếu như các công ty không có một phương pháp quản trị hiệu quả.

Trong khi đó, việc sản xuất hiện các lô hàng lỗi/hỏng/kém chất lượng, đều khiến doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất lại hoàn toàn (nhằm bảo đảm uy tín, hình ảnh công ty). Điều này khiến phí phát sinh đội lên rất cao cũng như phí sản xuất của một lô sản phẩm cũng sẽ tăng gấp đôi so với kế hoạch đề ra.

Do đó, việc quản lý chất lượng sẽ cho phép các đơn vị thực hiện sản xuất một cách hiệu quả, từ đó giản chi phí thông qua giảm tình trạng thu hồi và tái sản xuất do hàng hóa sai hỏng.

1.4. Cải tiến chất lượng sản phẩm

Quản lý chất lượng là tất cả các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng như ISO 9000:2015. Các hoạt động này bao gồm xây dựng cẩm nang chất lượng, lập kế hoạch về chất lượng, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, và xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng…

Việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ các giai đoạn trên chắc chắn sẽ giúp các đơn vị có thể không ngừng nâng cao và hoàn thiện chính sản phẩm mà đơn vị cung cấp.

Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp cần phải có tầm nhìn, xác định những mục tiêu trước mắt và lâu dài cần đạt được, và sử dụng những phương pháp phù hợp để đạt các mục tiêu đó. Bởi quản trị chất lượng không phải nhiệm vụ dễ dàng triển khai, nó thể hiện tầm nhìn chiến lược của mỗi đơn vị trong dài hạn cũng như sự phát triển của chính doanh nghiệp trong tương lai.

1.5. Gia tăng sự trung thành của khách hàng

Việc thu hồi sản phẩm và phải tái sản xuất do xuất hiện những lô hàng hỏng/kém chất lượng không chỉ làm ảnh hưởng chi phí sản xuất của doanh nghiệp mà còn tác động đến thời gian đáp ứng đơn đặt hàng.

Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn. Một trải nghiệm như vậy sẽ khiến họ sẵn sàng quay trở lại mua hàng tiếp khi có nhu cầu. Hơn nữa, đây chính là cầu nối giúp doanh nghiệp có được lượng khách hàng mới và tăng uy tín trên thị trường.

Xem thêm: Phần mềm ERP cho doanh nghiệp

1.6. Giảm lãng phí

Thực tế, khách hàng sẽ không thanh toán thêm bất kì khoản phát sinh không làm tăng thêm giá trị cho họ thật. Do đó, những khoản lãng phí đến từ việc sản xuất dư thừa hay hàng lỗi/hỏng/kém chất lượng sẽ chỉ tác động đến chính đơn vị sản xuất.

Từ việc nâng cao chất lượng sản xuất, doanh nghiệp có thể sản xuất hiệu quả hơn mà không cần lo lắng về dự trữ hàng tồn kho cho việc tái sản xuất cũng như lãng phí thời gian trong việc thực hiện đơn đặt hàng của khách.

1.7. Duy trì nguồn khách hàng thường xuyên

Doanh nghiệp với chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt sẽ có tỷ lệ khách hàng quay lại cao bởi họ hiểu và tin vào giá trị của doanh nghiệp thông qua sản phẩm/dịch vụ mà họ đã từng sử dụng.

Ngoài ra việc duy trì nguồn khách hàng thường xuyên sẽ giúp mỗi doanh nghiệp giảm được chi phí kinh doanh một cách đáng kể. Cụ thể là giảm chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng mới, chi phí tiếp thị, quảng bá, chi phí chào hàng…

1.8. Mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường

Từ việc có thể giảm thiểu rủi ro về vấn đề chất lượng… mỗi doanh nghiệp sẽ đạt sự gia tăng về sản lượng, khách hàng, doanh thu, thị phần, lợi nhuận cũng như gia tăng đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Trong nền sản xuất hiện đại, quản lý chất lượng đóng vai trò quan trọng, là điều kiện cho các tổ chức phát triển mạnh, cạnh tranh lành mạnh. Đây còn là yếu tố giúp đạt được sự thỏa mãn khách hàng và các bên liên quan trong đó có yếu tố bảo vệ môi trường.

Chất lượng là vấn đề mang tính sống còn của một doanh nghiệp. Làm thế nào để cải tiến chất lượng? Doanh nghiệp có thể ứng dụng các phương pháp như Kaizen, 6 sigma, PDCA. Bạn sẽ tìm thấy nội dung chuyên sâu về vấn đề này trong bài viết: 101 điều cần biết về quản lý chất lượng

2. Phần mềm quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

Giới thiệu phần mềm MES

Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất (Manufacturing Execution System – MES) là hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp trong nhà máy. Đây là giải pháp hàng đầu dành cho doanh nghiệp trong nhiệm vụ quản trị chất lượng một cách toàn diện, từ đó nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải thiện năng suất lao động.

Cách mà MES giúp nhà máy của bạn quản trị chất lượng một cách toàn diện

Theo đó, hệ thống MES sẽ được đơn vị triển khai thiết kế và xây dựng tính năng khai báo tiêu chuẩn chất lượng của từng nguyên vật liệu/thành phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai cẩm nang chất lượng trực tuyến, cho phép điều chỉnh mọi tiêu chuẩn theo thời gian thức và cảnh báo tới mọi nhân viên trong nhà máy

Tiếp đến, MES hỗ trợ xây dựng quy trình lấy mẫu, ghi nhận kết quả kiểm nghiệm và thực hiện các hành động tương ứng với kết quả này. Thời điểm thực hiện việc kiểm tra chất lượng sẽ diễn ra không chỉ trong lúc nhận nguyên vật liệu đầu vào, mà cả trong quá trình sản xuất, khi nhập kho thành phẩm cũng như lúc xuất kho giao hàng cho khách hàng. Điều này cho phép nhà máy có thể quản lý chất lượng một cách toàn diện hơn, tránh bỏ lọt bất kỳ hàng hóa không đạt chuẩn.

Theo đó, các phân tích quan trọng trong thời gian thực như các chỉ số hiệu suất và chất lượng, được hiển thị ở định dạng đồ họa trực quan cao, tăng khả năng phát hiện lỗi và giảm nguy cơ thu hồi sản phẩm. Mọi thông tin về chất lượng sản phẩm sẽ được lưu trữ và xử lý trên một cơ sở dữ liệu duy nhất (cùng với dữ liệu của các quy trình tác nghiệp khác). Từ đây, Bộ phận Quản lý sản xuất có thể dễ dàng trong việc xây dựng các báo cáo về chất lượng, truy vết thông tin chất lượng khi cần.

Điểm vượt trội của MES

•             Quản lý quy trình quản trị chất lượng trên một nền tảng duy nhất;

•             Thông tin luôn được cập nhật giúp nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định tối ưu nhất;

•             Giảm chi phí sản xuất thông qua giảm giấy tờ, giảm thời gian sản xuất, giảm sai sót trong quá trình sản xuất;

•             Kiểm soát chặt chẽ chất lượng từ nguyên vật liệu, WIP đến thành phẩm;

•             Bên cạnh đó, giải pháp MES được xây dựng để trở thành một hệ thống quản trị điều hành sản xuất tùy biến, có thể biến đổi linh hoạt để phù hợp với đặc thù sản xuất của từng doanh nghiệp. Theo đó, MES hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu quản trị trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ sản xuất lắp ráp điện tử, linh kiện, cơ khí chế tạo, sản xuất bao bì, tới dược phẩm, thực phẩm,…

Trước yêu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của khách hàng, mỗi đơn vị cần tìm kiếm cho mình những chiến lược công nghệ phù hợp, đồng thời, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm nhằm khẳng được vị thế và chiếm lĩnh niềm tin của khách hàng. Để được tư vấn về giải pháp quản trị sản xuất MES doanh nghiệp hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn giải pháp của chúng tôi qua số hotline: 098.9987.774


Đăng nhập to leave a comment
Quy trình quản lí chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.